Lập trình CNC bằng tay

Lập trình CNC bằng tay là gì? Căn cứ vào mức độ tự động hoá các công việc lập trình người ta phân biệt hai phương pháp lập trình: trình bằng tay và lập trình bằng máy (lập trình có sự trợ giúp của máy tính). Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng phương pháp.

Lập trình CNC bằng tay.

Khi lập trình bằng tay, người lập trình căn cứ vào bản vẽ của chi tiết để nhập các dữ liệu theo các lệnh từ bàn phím của máy vào bộ nhớ. Như vậy việc lập trình bằng tay tốn nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn đặc biệt là đối với các chi tiết phức tạp.

Do những nhược điểm đó mà phương pháp lập trình bằng tay được dùng cho các chi tiết có quy trình công nghệ đơn giản hoặc để hiệu chỉnh những chương trình sẵn có.

Phương tiện hỗ trợ cho người lập trình bằng tay là các bảng tra số liệu, catalogue máy và máy tính cá nhân hay máy tính bỏ túi. Các máy tính cá nhân hay máy tính bỏ túi chỉ giúp cho người lập trình tính toán hình học (các điểm trên biên dạng chi tiết) và tính toán công nghệ.

Lập trình bằng tay đòi hỏi người lập trình ngoài việc làm chủ phương pháp lập trình còn phải có kiến thức toán học và kiến thức về công nghệ chế tạo máy.

Lập trình CNC bằng máy.

Khi lập trình bằng máy (lập trình có sự trợ giúp của máy tính) người lập trình mô tả hình dáng hình học của chi tiết gia công, các quỹ đạo của dụng cụ cắt và các chức năng của máy theo một ngôn ngữ mà máy có thể hiểu được.

Lập trình bằng máy có điểm là không cần thực hiện các phép tính bằng tay, chỉ cần truy nhập một ít dữ liệu nhưng có thể sản sinh ra một lượng lớn các dữ liệu cho những tính toán cần thiết, đồng thời hạn chế được các lỗi lập trình.

Khi lập trình bằng máy thì máy tính phải có hai chương trình tính toán đặc biệt sau:

  • Chương trình xử lý ( Processor ).
  • Chương trình hậu xử lý ( Postprocessor ).

Processor là chương trình phần mềm thực hiện các tính toán hình học và công nghệ. Người ta gọi các dữ liệu của bộ chương trình xử lý (Processor) là CLD (Cutter Location Data), các dữ liệu này đưa ra một giải pháp chung về gia công mà không phụ thuộc vào máy công cụ CNC nào. CLD có nghĩa liệu định vị trí dụng cụ cắt. CLD chứa các lệnh ngăn gọn nhất và các mã trong đó không hợp với hệ CNC nào.

Muốn dùng CLD cho một hệ CNC cụ thể phải dùng một chương trình đặc biệt gọi là Post – processor (bộ hậu xử lý hay chương trình hậu xử lý). Như vậy Post – processor có nhiệm vụ dịch chương trình NC dưới dạng CLD thành các mã để cho hệ CNC có thể hiểu và thực hiện quá trình điều khiển máy gia công.

Cần nhớ rằng khi lập trình bằng máy trong phần hình học người lập trình mô tả hình học của chí tiết như: điểm, đường thắng, cung tròn, v.v.. còn trong phần công nghệ người lập trình mô tả quá trình gia công chi tiết như: khoan, phay, chế độ cắt, dụng cụ cắt, dung dịch trơn nguội. v.v. Cả hai việc mô tả trên đây tạo ra một chương trình nguồn. Từ chương trình nguồn này máy tính tạo ra một chương trình gia công phù hợp máy CNC nhờ bộ hậu xử lý (Postprocessor). 

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *