Turbocharger là gì?

Turbocharger là gì? Là một hệ thống tăng áp turbo. Đây được xem là việc tăng sức mạnh của động cơ qua việc bơm không khí vào các buồng đốt. Để hiểu dễ dàng hơn thì turbocharger sẽ tiến hành nén khí vào bên trong của các động cơ. Lượng không khí được nén vào bên trong xi lanh càng nhiều thì nhiên liệu được đưa vào động cơ càng lớn. Khi nhiên liệu lớn thì mỗi kỳ nổ ở xi lanh sẽ cho công suất sinh ra nhiều hơn.

Cấu tạo của Turbocharger là gì?

Cấu tạo của Turbocharger gồm có hai cánh quạt tuabin được gắn trên cùng một trục nhưng lại được đặt trong 2 ngăn riêng biệt với nhau trong một hình xoắn ốc. Lượng khí thải từ động cơ sẽ được dẫn qua ngăn đầu tiên làm quay tua bin. Do đó mà tua bin trong ngăn còn lại cũng quay. 

Hai chiếc tuabin này giống như máy nén khí khi chúng hút không khí từ bên ngoài và nén lại rồi tiến hành bơm vào buồng đốt. Buồng đốt có nhiều oxi khiến quá trình đốt cháy diễn ra nhanh, nhiên liệu được đốt cháy hết từ đó công suất của động cơ được tăng đáng kể.

Turbocharger không chỉ được áp dụng cơ ô tô. Năm 1910 Turbocharger lần đầu được ứng dụng cho động cơ máy bay. Năm 1923, Turbocharger được ứng dụng trên động cơ của tàu thủy. Năm 1962, chiếc ô tô sản xuất đại trà đầu tiên sử dụng Turbocharger ra đời. Ngay nay chúng đã rất phổ biến ở nhiều dòng xe. Đặc biệt, Turbo xe Honda rất được ưa chuộng.

Cấu tạo của Turbocharger là gì?

Ưu và nhược điểm của Turbocharger

Ưu điểm

Turbo có ưu điểm nổi bật nhất chính là làm tăng thêm sức mạnh cho động cơ, trong khi đó không tăng số lượng xi lanh cũng như dung tích lên. Điều này dẫn đến việc ít tiêu hao nhiên liệu hơn. Ví dụ như hãng Ford của Mỹ đã sử dụng động cơ EcoBoost 1.0lit 3 xi lanh để tăng áp đã thay thế cho động cơ 1.6lit cũ trên một số các dòng xe của họ. Bởi nó đem lại cùng một hiệu suất tuy nhiên lại ít tốn nhiên liệu hơn.

Nhược điểm

Turbo có nhược điểm lớn nhất chính là có tăng áp lại là âm thanh ống xả của động cơ tăng áp và thường ít lực hơn động cơ hút khí tự nhiên rất nhiều. Chính vì vậy mà độ “gầm rú” không bằng và mang lại ít cảm giác phấn khích hơn cho những người mê tốc độ.

Một nhược điểm khác của Turbo tăng áp đó là tạo ra một áp suất ngược trong hệ thống xả. Không chỉ vậy, còn tạo ra áp suất nạp thấp hơn rất nhiều cho tới khi động cơ vẫn hoạt động ở tốc độ tua cao. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc động cơ lắp turbocharger lúc ban đầu không “bốc” hay có thể gọi là “trễ”.

Ưu và nhược điểm của Turbocharger

Supercharger là gì?

Nếu Turbocharger là hệ thống tăng áp cho động cơ thì có thể nói Supercharger là hệ thống siêu nạp động cơ. Supercharger có thể đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người khi thực trạng độ Supercharger cho xe máy ngày càng phổ biến. 

Đây cũng là một hệ thống đốt cháy cưỡng bức khí nén và tiến hành đưa khí nén vào trong xy lanh. Hệ thống này được kết nối trực tiếp với trục khuỷu của động cơ để làm việc. Nhờ đó mà động có cho khả năng tăng gấp đôi sức mạnh. Cấu tạo của Supercharger được cho là đơn giản hơn nhiều so với Turbo. 

Những hệ thống Supercharger xe máy ngày càng được các dân độ xe ưa chuộng nhờ khả năng chỉ cần vặn ga là siêu nạp sẽ quay, lượng khí được bơm liên tục vào buồng đốt xe cho công suất xe lớn. Siêu nạp Supercharger sẽ cho nước đề cực mạnh và càng kéo ga càng mạnh hơn.

Phân biệt Supercharger và Turbocharger

Để phân biệt được hai hệ thống siêu nạp cũng như tăng áp này thì chúng ta cần tìm ra những điểm khác biệt của cả hai.

Tiêu chí đánh giá Turbocharger Supercharger
Định nghĩa Turbocharger là hệ thống đốt cháy cưỡng bức sử dụng năng lượng từ nguồn khí thải để nén khí nạp vào động cơ. Supercharger cũng là hệ thống đốt cháy cưỡng bức nhưng nén khí trực tiếp vào động cơ được truyền năng lượng thông qua trục khuỷu của động cơ.
Nguyên lý Sử dụng dòng khí thải để tạo ra năng lượng. Kết nối với trục khuỷu để làm quay máy nén tạo ra năng lượng.
Khả năng kết nối động cơ Không kết nối trực tiếp với động cơ Trực tiếp kết nối với động cơ qua dây đai.
Tốc độ vòng quay Vòng quay động cơ có thể lên tới 150.000 vòng/phút. Tối đa 50.000 vòng/phút.
Độ “xanh” Giúp giảm lượng khí thải carbon ra ngoài môi trường. Khí thải xả trực tiếp ra môi trường do không có bộ giảm khí thải.
Độ êm ái khi vận hành Vận hành êm ái, ổn định. Không êm do lắp ngay trên động cơ.
Bảo dưỡng Khó khăn trong bảo dưỡng và sửa chữa. Sửa chữa dễ dàng.
Vị trí đạt hiệu suất cao Tại dải vòng tua cao. Tại vòng tua thấp.
Hiệu quả làm việc Cao Thấp
Bộ làm mát Cần có bộ làm mát khí nén. Không cần bộ làm mát.
Cấu tạo Phức tạp. Đơn giản.
Độ trễ Có độ trễ do đường truyền hay bị gián đoạn. Kết cấu trực tiếp với trục khuỷu nên không có độ trễ.
Khả năng quay Máy được quay bởi cánh quạt tua bin. Quay bởi trục khuỷu thông qua dây đai.

Nguyên lý làm việc của Supercharger và Turbocharger

Supercharger được đặt trên động cơ được dẫn động bằng trục khuỷu thông qua một bộ truyền đai với puly. Khí nạp qua Supercharger sẽ được nén lại bởi bánh công tác ( kiểu Supercharger ly tâm) hoặc một cặp cánh quạt quay (kiểu Superchar cánh quạt) hoặc là Roto đối lập (kiểu Supercharger chân ren) sau đó khí nạp sẽ được nạp vào buồng bốt. Tốc độ động cơ càng cao thì sự cung cấp khí nạp của hệ thống Supercharger tăng lên. Tốc độ tối thiểu để hệ thống Supercharger bắt đầu hoạt động là 15.000 vòng/phút ( kiểu Supercharger cánh quạt và chân vịt) 40.000 vòng/phút (kiểu Supercharger ly tâm).

Nguyên lý hoạt động của Turbocharger cũng giống như kiểu Supercharger ly tâm. Ngoại trừ nó không được dẫn động bởi trục khuỷu. Tuốc bin được dẫn động bởi dòng khí xả của động cơ khi nó chảy qua cánh của tuốc bin nó sẽ làm quay tuốc bin tạo ra lực quán tính nén dòng khí nạp lại. Tốc độ tối thiểu để hệ thống Turbocharger bắt đầu hoạt động là từ 75.000 – 150.000 vòng/phút.

Bài viết tham khảo:

Biến áp cách ly là gì?

Quy trình công nghệ là gì?

Seminar là gì?

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU BÁO GIÁ