Trọng lượng riêng inox 304

Trọng lượng riêng inox 304 là bao nhiêu? Khi biết khối lượng riêng của inox 304 là 7930 kg/m³. Thì ta nhân với g=9,81 m/s². Ta sẽ có công thức Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81, Đơn vị đo trọng lượng riêng là N/m³ 

7930 kg/m³ x 9,81 m/s² = 77,793.3 N/m³

Vậy trọng lượng riêng inox 304 là 77,793.3 N/m³ = 77,8N/cm³

Công thức tính khối lượng riêng của các hình inox 304

Công thức tính: Khối lượng riêng của inox 304(kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm) x Tỷ trọng(g/cm3).

  1. Ống vuông inox 304: Trọng lượng(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m).
  2. Ống chữ nhật inox 304: Trọng lượng(kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m).
  3. Thanh la inox 304: Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m).
  4. Cây đặc vuông inox 304: Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x W(mm)x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m).
  5. Cây đặc tròn inox 304: Trọng lượng(kg) = 0.0007854 x O.D(mm) x O.D(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m).
  6. Cây đặc lục giác Inox 304: Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m).

Trong đó:

  • A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2
  • T: Dày; W: Rộng; L: Dài         
  • I.D: Đường kính trong; O.D: Đường kính ngoài

Inox 304 là gì?

Inox 304 tên tiếng anh Stainless Steel 304 (SS304) là một loại thép không gỉ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, là hợp kim giữa thép và các kim loại Niken, Mangan, Crom. Tỷ kệ % của Niken trong inox 304 tối thiểu là 8%.

Với các đặc tính nổi bật như: ít biến màu, chống oxi hoá và ăn mòn, độ bền cao…Inox 304 được xem là nguyên liệu cao cấp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

Thành phần I​nox 304

Inox 304L đây là loại inox có hàm lượng carbon thấp ( L) thường được sử dụng ở trong môi trường chống ăn mòn và có mối hàn quan trọng. Loại inox 304 H đây là loại inox có hàm lượng carbon cao dùng cho những vị trí đòi hỏi tính chống ăn mòi cao. Cả 2 đều tồn tại dạng tấm & dạng ống.

Tính chống ăn mòn: Inox 304 thể hiện tính chống ăn mòn cao khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau, inox 304 có khả năng chống rỉ sét tốt ở trong môi trường tiếp xúc với các  ngành chế biến thực phẩm và ở trong môi trường này việc vệ sinh thiết bị bằng inox 304 rất dễ dàng. Bên canh đó nó còn thể hiện được đặc tính chống ăn mòn cao khi tiếp xúc công nghệ dệt nhuộm & trong môi trường Acid vô cơ. Khả năng chống oxi hóa trong môi trường có nhiệt độ 8700C, tiếp tục thể hiện cao khả năng này ở nhiệt độ 9250C.

Cơ tính của inox 304​

Giống như các loại thép trong vùng Austenitic thì inox 304 tính nhiểm từ rất yếu và hầu như là không nhiểm từ. Nhưng khi làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp​ thì từ tính của inox 304 rất mạnh ( ngược với quá trình tôi ) & cũng chỉ có thể tăng cứng trong môi trường nhiệt độ thấp. Hiệu suất đàn hồi cao nhất mà inox 304 có thể đạt được là 1000 MPa , điều này sẽ còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như số lượng & hình dáng của vật liệu. Tôi là phương pháp chính để sản xuất inox304, nhiệt độ tôi từ 10100C – 11200C sau đó được làm lạnh đột ngột trong môi trường nước.

Cơ tính của inox 304​

Các loại inox phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện có 3 loại chất liệu Thép không gỉ – INOX phổ biến: Inox 304 (18/10: trong thành phần chứa 18-20% Crom và 10% niken), inox 201 (18/8) và inox 430 (18/0).

Loại inox 304 có độ sáng bóng cao, tương đối sạch, không bị hoen gỉ nên giá thành khá cao. Inox 201 tỷ lệ niken trong thành phần thấp hơn. Inox 304 chứa nhiều sắt và tạp chất khác. Do vậy inox 201 và 304 dễ bị hoen gỉ, độ bền thấp, không an toàn, giá thành của chúng cũng thấp hơn nhiều so với inox 304.

So sánh inox 304 và 201

Khả năng ăn mòn

Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và Inox 304 thì ta thấy hàm lượng Chrom của Inox 201 thấp hơn Inox 304 khoảng 2% và hàm lượng Niken thấp hơn khoảng 5%. Chính vì điều này mà Inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304.

Khả năng chống rỗ bề mặt

Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Chrom và Lưu Huỳnh (S). Chrom giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn. Trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 Inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của Inox 201 là thấp hơn so với Inox 304.

Khả năng dát mỏng

Do cùng khả năng dãn dài so với Inox 304. Nên Inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mòng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì Inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn Inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với Inox 304)

So sánh inox 304 và 201

Cách phân biệt inox 304

Do giá thành cao và phần nhiều chạy theo lợi nhuận. Rất nhiều sản phẩm hiện nay xuất hiện tràn lan trên thị trường với chất liệu làm bằng inox 201 và inox 430.

Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là sản phẩm sử dụng chất liệu inox 304 và đâu là sản phẩm sử dụng chất liệu khác? Quả thực rất khó để phân biệt bằng mắt thường. Nếu thử nghiệm bằng nam châm bạn có thể dễ dàng phân biệt được inox 430 với các inox còn lại do độ hút từ rất cao.

Tuy nhiên dùng nam châm khó phân biệt được SUS304 và SUS201. Bản chất inox 304 không bị hút nam châm tuy nhiên trong Thép không gỉ nếu gia công với áp lực lớn ở nhiệt độ thường để định hình ( ví dụ như dập định hình làm bồn rửa chén chẳng hạn). Thì một bộ phận tổ chức vật liệu biến đổi sang dạng Martensite. Khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm từ và hút nam châm.

Với Thép không gỉ là inox 201 và 304. Cách thử tốt nhất là dùng axit hoặc thuốc thử chuyên dụng. Khi sử dụng axit, inox 304 gần như không có phản ứng gì. Inox 201 sẽ bị sủi bọt và có phản ứng xảy ra. Cách dùng thuốc thử chuyên dụng giúp dễ dàng phân biệt bằng màu sắc: phản ứng đổi màu đỏ gạch là inox 201, màu xám là inox 304.

Bài viết tham khảo:

Que hàn inox nhỏ nhất

Cách đánh bóng inox 304

 

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU BÁO GIÁ