Ứng dụng của ngành cơ điện tử là sự kết hợp phức tạp giữa ngành cơ khí và điện tử tin học. ứng dụng ngành cơ điện tử này rất đa điểm như: Tự động hóa, và trong lãnh vực của kỹ thuật rôbôt. Cơ khí hệ thống trợ động. Các hệ điều khiển và cảm ứng. Kỹ thuật ô tô, trong thiết kế của các hệ thống con như các hệ thống phanh chống khóa. Kỹ thuật máy tính, trong thiết kế của các cơ chế như các điều khiển máy tính.
Ngành cơ điện tử là gì?
Xem thêm: Cơ khí chính xác tiếng anh là gì?
Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế. Và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành cơ điện tử.
Sinh viên ngành cơ điện tử được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành cơ điện tử như: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…
Lịch sử ngành cơ điện tử
Xem thêm: Dụng cụ cơ khí tự chế
Cơ điện tử có tâm trên cơ học, điện tử học, kỹ thuật điều khiển, tính toán, kỹ thuật phân tử (từ hóa học nano và sinh học). Được kết hợp, làm khả dĩ sự phát sinh của những hệ thống đơn giản, đáng tin cậy, nhiều chức năng và kinh tế hơn. Sự kết hợp “Cơ điện tử” đầu tiên được tạo bởi Mori Tetsuro, một kỹ sư chính của công ty Nhật Bản Yaskawa vào năm 1969. Cơ điện tử có thể hiểu cách khác như “những hệ thống điện cơ“. Hay kém thường hơn như “Điều khiển và kỹ thuật tự động hóa”.
Học ngành cơ điện tử ra trường làm gì?
Nhu cầu nhân lực ngành cơ điện tử rất cao, do đó cơ hội việc làm của các kỹ sư cơ điện tử sau tốt nghiệp rất phong phú ở nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kỹ thuật số, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử…
Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các máy móc tự động hóa, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị. Và hệ thống máy móc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ điện tử, Cơ khí, điện tử và điều khiển tự động;
Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành cơ điện tử, điện tử. Và điều khiển tự động trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.
Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo).
Kiến thức
Kiến thức về vật liệu cơ khí,các đặc tính cơ học. Cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí
kiến thức ứng dụng về điện và điện tử: điện tử cơ bản, điện tử tương tự, điện tử công suất, vi mạch số… Để thiết kế các hệ thống mạch điện tử phối hợp kích hoạt các bộ phận truyền động cơ khí.
Kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình điều khiển (trên máy vi tính) hoặc trên các thiết bị hỗ trợ khác, am hiểu các phần cứng điều khiển liên quan để ra lệnh cho hệ thống mạch điện tử điều khiển các bộ phần truyền động. Làm bộ máy hoặc dây chuyền hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn (tự động).
Kỹ năng, kỹ xảo
Có kỹ năng gia công cơ khí: tiện (tiện trụ), phay (phay mặt), hàn điện
Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…). In – rửa – hàn mạch điện tử.
Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động: động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, thủy lực, khí nén…
Có kỹ năng lập trình điều khiển: chính yếu là kỹ năng lập trình điều khiển PLC của hãng SIEMEN (S7-200, S7-300, S7-400). Lập trình vi điều khiển họ ASM. Lập trình gia công CNC, lập trình C
Có kỹ năng thiết kế hệ thống cơ điện tử: tay máy robot, robot thông minh. Thiết kế dây chuyền sản xuất tự động hóa MPS, PCS, các quy trình sản xuất linh hoạt…
Ngành cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý).
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh).
Tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tử
- Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội: cơ điện tử góp phần phát triển các hệ thống sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm được chế tạo và sản xuất trong nước. Cơ điện tử góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay: Cơ điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt nam. Hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì vậy, cơ điện tử ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng. Và trong thời gian ngắn. Cơ điện tử đã thu được nhiều thành quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.
- Hướng phát triển trong thời gian tới: một số hướng phát triển điển hình.
Xu thế phát triển của cơ điện tử trên thế giới là tích hợp ngày càng nhiều công nghệ cao. Sản phẩm ngày càng “thông minh” hơn và kích thước ngày càng nhỏ hơn.
Công nghệ micro/nano thu nhỏ các thiết bị máy móc xuống kích thước của phân tử các sản phẩm công nghệ tương lai.
Nâng cao “trí thông minh” cho các sản phẩm cơ điện tử.
Website: https://phukiencoppha.com.vn