Độ turbo cho xe máy

Độ turbo cho xe máy là tăng áp dùng để tăng lượng khí thải nạp vào trong động cơ. Công dụng này giúp dòng khí thải làm quay cánh tua bin và nạp thêm không khí vào buồng đốt. Nhờ vào đó công suất động cơ sẽ được tăng lên.

Turbo là gì?

Turbo là gì? Chúng được gọi là Turbocharger nó là 1 thiết bị được vận hành bởi luồng khí thải của động cơ. Làm tăng sức mạnh cho động cơ bằng cách bơm thêm không khí vào các buồng đốt.

Đốt cháy không chỉ bị giới hạn ở số lượng nhiên liệu được phun vào mà còn cả lượng không khí pha trộn với lượng nhiên liệu đó. Buộc (cưỡng ép) không khí đi vào khoang nạp khí của động cơ ở một áp lực cao hơn cho phép nhiều nhiên liệu được đốt cháy. Và kết quả là cho ra hiệu suất cao hơn.

Chính vì sử dụng khí thải của động cơ để nén và đưa vào khoang nạp khí nên không khí được nén có nhiệt độ rất cao. Khí được nén này sẽ có mật độ loãng và sẽ có những hiệu ứng không tích cực khi đưa trực tiếp vào động cơ, chẳng hạn như hiện tượng gõ máy.

Vì vậy, Turbocharger thường làm việc đi kèm với một bộ làm lạnh trung gian để làm mát khí đã được nén trước khi đưa vào động cơ. Bộ làm lạnh trung gian thường là bộ tản nhiệt đơn giản, thông qua bộ tản nhiệt này không khí nóng sẽ tỏa bớt nhiệt, tăng mật độ trước khi đốt. Bộ làm lạnh trung gian được đặt giữa Turbochager và khoang nạp khí.

Turbo là gì?

Ưu nhược điểm của độ Turbo

Ưu điểm:

Tăng sức mạnh cho động cơ trong khi không tăng số lượng xi lanh cũng như dung tích, điều này dẫn đến ít tiêu hao nhiên liệu hơn.

Ví dụ: Điển hình nhất mà chúng ta thấy là hãng Ford của Mỹ đã sử dụng động cơ EcoBoost 1.0lit 3 xi lanh tăng áp để đã thay thế cho động cơ 1.6lit cũ trên một số dòng xe của họ. Đem lại cùng một hiệu suất nhưng lại ít tốn nhiên liệu hơn.

Nhược điểm:

Đối với các yếu tố kỹ thuật và chi phí. Động cơ sử dụng turbo đòi hỏi phải sử dụng các piston khỏe hơn. Các cần đẩy khỏe hơn và trục khủy cũng phải khỏe hơn so với các động cơ không sử dụng turbo.

Các Turbochager cũng tạo ra nhiệt bổ sung đáng kể, chính vì vậy mà động cơ nóng hơn. Vì vậy hệ thống làm mát bộ tản nhiệt lớn hơn và các valve chịu nhiệt được sử dụng khá phổ biến.

Các turbin có thể quay trên 100,000 vòng / phút (có thể lên đến 250,000 vòng / phút), chính vì vậy các động cơ được tăng áp đòi hỏi phải có nguồn cung cấp dầu dồi dào cùng với một bơm dầu dung tích cao hơn và có thể là cần thêm một bộ làm mát dầu. Nhiệt độ là kẻ thù lớn nhất của dầu. Chính vì vậy mà động cơ được tăng áp đòi hỏi phải có khoảng thời gian thay dầu ngắn hơn động cơ không được tăng áp.

Ưu nhược điểm của độ Turbo

Turbo dịch sang tiếng việt

Turbo dịch sang tiếng việt là hệ thống nạp nhiên liệu cưỡng bức trong động cơ để một động cơ có kích thước nhất định tạo nhiều công suất hơn. Bộ tăng áp khác với bơm tăng nạp thông thường ở chỗ bộ tăng nạp được chạy bằng lực kéo cơ khí của động cơ thông dây cu roa nối với maniven còn bộ tăng áp động cơ được chạy bằng năng lượng khí thải tua bin.

Bộ tăng áp được gắn vào họng xả động cơ, khi động cơ hoạt động. Khí xả làm quay tua bin của nó. Tua bin này vận hành máy nén (lắp giữa bộ lọc gió và họng nạp nhiên liệu) máy nén nạp nhiên liệu cho động cơ. Khí xả thoát ra từ động cơ thổi vào các cánh tuốc bin làm quay tua bin. Vì thế lượng khí thải càng đi qua tua bin càng nhiều thì tua bin quay càng nhanh.

Những phương pháp làm giảm độ trễ Turbo trên Ô tô

Bổ sung Nitơ Oxit

Bổ sung Nitơ Oxit sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho việc giảm độ trễ turbo. Sở dĩ việc này có thể khắc phục được vấn đề trên của turbo là nhờ vào việc Nito Oxit sẽ khiến áp suất trong xylanh tăng mạnh. Lúc này các khí thải sẽ mang nguồn năng lượng đó đến với turbo gần như tức thì.

Tuy nhiên cần phải lưu ý về tỷ lệ không khí cũng như nhiên liệu để đảm bảo sự tương thích với hàm lượng oxy thêm vào. Đảm bảo không gây hại động cơ.

Tăng cường tỉ số nén

Hiện nay, với sự cải thiện của hệ thống nhiên liệu cũng như làm mát thì tỉ số nén có thể tăng lên 15:1 – 25:1 giúp quá trình tăng áp hiệu quả nhờ việc bù nhiệt, áp suất.
Tuy nhiên vào những năm 80 thì việc này khó mà thực hiện bởi phần động cơ xe ô tô lúc đó tỉ số nén thấp nên gần như không có sức mạnh.

Kết hợp với hộp số vô cấp

Độ trễ turbo được giảm một cách hiệu quả nếu được turbocharger cung cấp thêm dòng khí liên tiếp cho động cơ. Dung tích động cơ lớn hơn (đối với công suất nhất định). Khi kết hợp với hộp số vô cấp sẽ giúp cho turbocharger tạo ra sức mạnh gần với khoảng đỉnh điểm. Nhờ vậy độ trễ turbo sẽ được duy trì ở mức nhỏ nhất.

Turbo tăng áp liên tiếp

Muốn có được turbo tăng áp liên tiếp cần thực hiện ghép turbo. Turbo nhỏ với số vòng tua từ 2000 – 4000 rpm và turbo thứ hai từ 4000 – 6000 rpm.
Mặc dù đây là cách giảm độ trễ turbo hiệu quả nhưng đây là hệ thống tương đối phức tạp. Giá thành cao và ít dùng cho động cơ xăng.

Bổ sung một van khí thải

Với một buồng khí thải nhỏ hơn thì turbo sẽ được điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Để sử dụng áp suất khí thải ở vòng tua cao thì nên thêm vào một van khí thải.

Để một turbo hoạt động hiệu quả. Trong rất nhiều trường hợp thì có thể dùng từ 3 đến 4 buồng khí thải. Chính vì lẽ đó mà việc bổ sung thêm một van khí thải tương đối dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong quá trình giảm độ trễ turbo.

Những phương pháp làm giảm độ trễ Turbo trên Ô tô

Độ turbo cho đầu máy dầu

Trong điều kiện công tác khắc nghiệt hơn động cơ xăng – tỉ số nén thông thường khoảng 1:20. Trong khi động cơ xăng nhiều nhất chỉ 1:11. Nhưng động cơ diesel thường có tuổi thọ tới gấp rưỡi động cơ xăng.

Tuy nhiên chi phí sửa chữa động cơ diesel rất đắt đỏ. Nhất là các mẫu máy hiện đại phun dầu điện tử … CRDi …Common Rail … Vẫn có trường hợp động cơ Diesel hỏng rất sớm. Tốn kém chi phí sửa chữa. Có một số lỗi đơn giản dễ làm giảm tuổi thọ của động cơ diesel mà người dùng hay mắt phải như sau:

Tắt máy ngay lập tức: ở bài này chỉ bàn đến kiểu máy thông dụng nhất là sử dụng Turbo tăng áp khí nạp dẫn động bằng khí xả. Turbo tăng áp là một tuốc bin khí được làm quay bằng khí xả của xe. Chúng có tốc độ quay rất cao lên tới hàng chục ngàn vòng một phút. Nó được bôi trơn bằng dầu nhớt dẫn tới từ các te dầu của xe và được bơm cũng bằng bơm dầu nhớt của động cơ.

Dòng dầu bôi trơn này gần như ngừng lại lập tức khi động cơ xe dừng lại. Do đó nếu nhưng đang để máy nổ lớn thì lúc này cánh quạt Turbo cũng đang quay cực nhanh. Nếu tắt máy lập tức thì với quán tính lớn cánh quạt turbo vẫn tiếp tục quay trong khi dầu bôi trơn ngừng lại. Sẽ làm Turbo bị hỏng nhanh chóng.

Khuyến cáo 1:

Khi dừng xe lại, nhả hết chân ga ra và đợi cho động cơ trở vệ trạng thái nổ cầm chừng khoảng 30 giây đến 01 phút để cho cánh quạt Turbo giảm tốc độ. Sau đó mới tắt máy và rút chìa khóa.

 Để bình dầu nhiên liệu cạn: điểm này đặc biệt nên chú ý đối với miền bắc Việt nam nơi có khí hậu với độ ẩm cao. Những động cơ dầu hiện đại sử dụng kim phun dầu điện tử rất dễ bị tắc. Hỏng khi trong dầu nhiên liệu bị lẫn nước. Khi thường xuyên để bình nhiên liệu vơi. Lượng không khí bên trong bình lên đến 50 – 80 lít vào lúc khí hậu có độ ẩm cao (mùa nồm hay lên đến trên 90% độ ẩm). Lượng hơi nước trong bình nhiên liệu sẽ ngưng tụ ở thành bình chứa nhiên liệu và rơi vào dầu.

Đối với bình xăng cũng như vậy. Nhưng vì xăng có tỉ trọng nhẹ nên thương là nước trong bình xăng lắng xuống dưới. Đôi khi xả đáy bình xăng của xe cũ được tới vài lít nước. Dầu Diesel có tỉ trọng nặng gần như nước nên nước lẫn trong dầu dễ bị nổi lên. Nhất là khi xe di chuyển và đi vào bơm nhiên liệu. Di chuyển vào hệ thống cấp nhiên liệu và làm hư hỏng xe.

Khuyến cáo 2: 

Khi bình nhiên liệu vơi nên đổ đầy luôn. Nhất là nếu để xe không đi một khoảng thời gian thì nên đổ đầy bình nhiên liệu để đẩy hết không khí ra ngoài (với xe xăng nếu duy trì được như thế này cũng có lợi)

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU BÁO GIÁ