Cách khoét lỗ khóa tròn

Cách khoét lỗ khóa tròn như thế nào? Bộ sản phẩm Khóa Tay Nắm Tròn tên tiếng anh là Bored cylindrical lock thích hợp dùng cho các loại cửa thông phòng, cửa phòng ngủ, cửa phòng vệ sinh, cũng có thể dùng cho cửa đi chính. Bộ sản phẩm này sử dụng cho cánh cửa (dày 25 – 40mm). Cấu tạo gồm có: Cụm thân khóa, Tay nắm, Tấm ốp và các phụ kiện khác.

Cấu tạo khóa tay tròn

Phân loại

Khóa nắm tròn thường có các loại:

  • Loại có 2 đầu trơn: thường dùng cho phòng của trẻ em. Vì loại khóa này không có nút bấm và cũng không có đầu chìa.
  • Loại một đầu là nút bấm để khóa, một đầu xanh đỏ để chỉ thị đóng mở. Và có rảnh nhỏ để mở khóa bằng tuavit hoặc dao trong trường hợp khẩn cấp.
  • Loại có một đầu chìa (thường có 3 chìa). Một đầu là nút bấm dùng cho cửa thông phòng, cửa phòng ngủ, cửa phòng vệ sinh.
  • Loại có 2 đầu chìa thường dùng cho của chính, cửa ra vào.

Các bộ phận chính của khóa tay nắm tròn

Khóa tay nắm tròn có cấu tạo khá đơn giản gồm 3 bộ phận chính bao gồm:

  • Hai tay nắm dạng quả đấm tròn là tay nắm trong và tay nắm ngoài. Tay nắm của khóa tay nắm tròn được làm bằng inox, thép không gỉ, hoặc các chất liệu khác như gỗ, nhựa, giả đá… hoặc kết hợp nhiều các chất liệu trên. Tay nắm có thể được trang trí với các hoa văn họa tiết, màu sắc đa dạng.
  • Thân khóa là bộ phận nằm trọn trong khung cửa khi bộ khóa được lắp đặt, có dạng cối tròn. Thân khóa là bộ phận rất quan trọng quyết định độ bền, độ chắc chắn và an toàn của ổ khóa. Các chi tiết của thân khóa thường được làm bằng thép hoặc inox.
  • Backset (cụm then khóa) là chi tiết nối từ thân khóa ra cạnh cửa. Trên backset có chốt vát có thể thò ra thụt vào khi đóng mở cửa. Backset có độ dài khác nhau tùy theo độ rộng của khung cửa, thường có kích thước từ 50mm – 127mm. (là khoảng cách từ cạnh cửa đến tâm thân khóa).

Các chi tiết phụ trong cấu tạo khóa tay nắm tròn

Ngoài ra khóa nắm tròn còn có các chi tiết phụ bao gồm:

  • Nút bấm (có thể là nút bấm hoặc núm vặn tùy thiết kế của bộ khóa) dùng để bấm vào khi muốn khóa cửa. Khi muốn mở khóa chỉ cần xoay tay nắm trong là nút bấm tự nảy ra và ổ khóa ở trạng thái mở.
  • Nắp ốp (mặt ốp) có dạng bát tròn ốp sát vào khung cửa, thường có hoa văn họa tiết và chất liệu tương đồng với tay nắm. Nắp ốp chủ yếu có tác dụng trang trí, che đi phần thân khóa và lỗ khoét cửa.
  • Ốp hãm trong
  • Thanh mặt đối (hay còn gọi là miếng đón khóa) gắn trên khung cửa, giữa có lỗ vuông để cho chốt vát lọt vào khi đóng cửa.
  • Ốp kim loại: đặt trong khung cửa, phía dưới của thanh mặt đố 
  • Vít bắt ốp hãm, vít bắt thanh mặt đối, vít bắt ngõng khóa
  • Ngoài ra trong hộp khóa nắm tròn thường có một lẫy nhỏ đi kèm để giúp tháo lắp khóa trong quá trình lắp đặt, thay thế.

Hướng dẫn lắp rắp khóa của tay nắm tròn

Cách lắp ổ khóa tay nắm tròn

Tháo tay nắm trong

Hướng dẫn tháo, lắp tay nắm trong
Hướng dẫn tháo, lắp tay nắm trong

Lắp cụm then và thân khóa

Hướng dẫn lắp cụm then và thân khóa tròn
Hướng dẫn lắp cụm then và thân khóa tròn

Lắp ốp phụ (miệng khóa)

Cách tháo khóa tay nắm tròn ra khỏi cửa

Để tháo lắp ổ khóa cửa tay nắm tròn cần 1 chiếc tua vít có đầu vừa với con ốc của ổ khóa cửa, ngoài ra quý khách chỉ nên tự tháo lắp ổ khóa khi đã xem thật kĩ hướng dẫn trong video cũng như ổ khóa cửa nhà quý khách có thiết kế không quá đặc biệt.

Như vậy là ta đã biết được cách tháo ổ khóa tay nắm tròn.

Lưu ý trong quá trình sử dụng ổ khóa cửa tay nắm tròn

  • Trong quá trình đóng, mở cửa tay nắm tròn. Thì phải nhẹ nhàng bởi then gió luôn tiếp xúc trực tiếp với khung cửa. Nếu quý khách đóng mạnh tay sẽ làm then cong hoặc chốt khóa bị bật ra ngoài dẫn đến trình trạng kẹt khóa. Xem thêm Cách mở ổ khóa tay nắm tròn bị kẹt
  • Không nên cắm chìa trong ổ khóa lúc đang xoay tay nắm. Vì như vậy sẽ khiến bung nhíp định vị và làm sút tay nắm cửa.
  • Khi lắp cửa cần chú ý khoảng cách hở giữa cánh cửa và khung bao. Phải tối thiểu 3mm, nhỏ hơn sẽ làm hỏng then gió.
  • Khi vệ sinh ổ khóa chỉ nên dùng dẻ khô (có thể tẩm thêm chút nước). Tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh. Vì dễ làm bong tróc lớp sơn ngoài và gây hỏng toàn bộ ổ khóa.
  • Nên thường xuyên kiểm tra, tra dầu cho ổ khóa để đảm bảo khóa hoạt động ổn định, trơn tru nhất.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà nên lắp loại ổ khóa phù hợp. Ví dụ nhà có trẻ nhỏ thì nên lắp loại ổ khóa tay nắm tròn trơn 2 đầu. Còn nếu là phòng tắm hoặc phòng ngủ thì nên lắp loại có chốt bên trong.
  • Khi ra ngoài nhớ đem theo chìa khóa. Trong trường hợp bị rơi hoặc quên chìa khóa bên trong thì tốt nhất nên gọi thợ mở khóa. Để tránh làm hư hại toàn bộ cánh cửa. Hoặc các bạn có thể độc bài cách mở khóa tay nắm khi mất chìa

Các lỗi thường gặp với chìa và ổ khóa tay nắm tròn

Cách sửa khóa tay nắm tròn, dưới đây là một số lỗi thường gặp với chìa khóa và ổ khóa tay nắm tròn,

  • Cắm chìa vào không hết. thì có thể do quý khách bị nhầm chìa khóa, xi lanh có vật lạ, chìa khóa bị biến dạng hoặc dính vật thể lạ, móp dầu bi. Để xử lý, quý khách cần kiểm tra lại chìa khóa cho chính xác. Làm vệ sinh lòng xi lanh, nắn lại chìa khóa cho thẳng (nếu đúng chìa).
  • Nếu cắm chìa khóa vào mà không thể vặn được. Thì có thể do lật máng lò xo, móp máng lò xo, cửa bị vênh, xệ ép hư cò. Để xử lý, quý khách cần định hình lại lò xo, thay khung cửa hoặc thay cò mới.
  • Cùng trường hợp cắm chìa vào nhưng không mở được. Thì cũng có thể do hỏng lưỡi gà, đầu cò bị ép nằm chung trong lỗ yếm khung bao. Để xử lý thì quý khách có thể tháo ổ khóa ra để chỉnh lại cò, sửa lại lỗ khung bao hoặc thay cò mới.
  • Chìa nào cũng mở được ổ khóa là tình trạng hay gặp nhất. Nguyên nhân là do bị bung lò xo sơ mi, cong ti truyền lực, xổ bi, kẹt bi, liệt lò xo do thiếu dầu. Để xử lý, quý khách cần thay lò xo mới, nắn ti truyền lực cho thẳng, xếp lại bị và vệ sinh ổ bi cũng như tra dầu mới cho ổ bi.

Các lỗi thường gặp với tay nắm tròn và cách xử lý

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số lỗi thường gặp với 2 tay nắm tròn,

  • Tay nắm tròn bị rít hoặc không trả về vị trí đầu thì có thể do móp lỗ ruột chìa, móp lỗ đầu bầu, móp cổ tay nắm, móp máng trượt hoặc cấn ti ruột chìa. Để xử lý, cần cắm ti vào xi lanh, sửa máng trượt hoặc định hình lại các lỗ của tay nắm.
  • Tay nắm bị cứng và phải dùng chìa mới mở được cửa thì có thể do bị cài chốt định vị phía trong nút bấm. Để xử lý, quý khách cần mở chốt định vị.
  • Tay nắm cửa bị đàn hồi yếu là do bị giãn lò xo, móp cổ tay hoặc móp máng trượt. Để xử lý, quý khách cần thay lò xo mới, nắn cổ tay hoặc máng trượt lại.
  • Bị sút tay nắm thì có thể là do rớt nhíp định vị, ráp chưa vào chốt định vị, lỗ định vị bị rách hoặc bị mòn. Để xử lý, quý khách cần gài nhíp lại, sửa lỗ và chốt định vị hoặc ráp chốt định vị vào lỗ tay khóa.

Các lỗi thường gặp với nút bấm của khóa tay nắm tròn

Một số lỗi thường gặp nhất với nút bấm của khóa cửa tay nắm tròn đó là:

  • Bấm nút khóa hoặc xoay núm khóa bên trong rồi nhưng bên ngoài vẫn mở được (dù không có chìa khóa). Cách tháo khóa tay nắm tròn từ bên ngoài. Nguyên nhân có thể do cửa bị cong vênh hoặc đầu thanh truyền nút bấm bị móp. Vung khóa đụng thanh truyền hoặc móp máng trượt. Để sửa chữa, quý khách cần nắn lại thanh truyền. Máng trượt cho thật thẳng, nới vung khóa ra theo hướng đầu chìa khóa.
  • Không thể ấn nút bấm hoặc xoay núm vặn. Thì có thể do bị cong hoặc móp đầu thanh truyền nút bấm, bung lò xo, vung khóa đụng thanh truyền. Để xử lý, cần nắn lại thanh truyền cho thẳng, gài lại lò xo, nới vung khóa ra phía đầu chìa.
  • Sau khi ấn nút bấm và xoay núm cửa để mở thì nút bấm không tự trở về vị trí cũ. Thì có thể do móp lỗ nút, để sửa chữa, quý khách cần tháo ổ khóa ra và nắn lại lỗ nút bấm.

Các lỗi thường gặp với Cò của hệ thống khóa tay nắm tròn

Dưới đây là một số lỗi thường gặp với bộ phận Cò khóa tay nắm tròn.

  • Cò không thể chạy vào hết bên trong có thể là do cò bị cong chân. Để sửa thì quý khách cần tháo cò ra kiểm tra và nắn lại chân cò.
  • Cò bị rít khi chạy có thể là do bị ráp sai lưỡi gà nằm trong yếm khung bao. Để sửa thì quý khách cần sửa lỗ khung bao.
  • Khi xoay tay nắm mà cò không chạy thì có thể do máng cò của thân khóa không móc vào chân cò. Để xử lý, quý khách cần sửa lỗ thân khóa, móc cò lại.
  • Khi khép cửa phải giật mạnh mới mở được ổ khóa thì có thể do cửa bị biến dạng, lỗ cò bị đục lệch cũng có thể do bản lề bị xệ. Để xử lý, quý khách cần sửa lỗ khung bao, thay lại bản lề hoặc thay lại toàn bộ khung cửa mới.

Hy vọng qua những thông tin bổ ích về cấu tạo ổ khóa cửa tay nắm tròn, cách tháo lắp ổ khóa tay nắm tròn, Cách khoét lỗ khóa tròn, các loại ổ khóa tay nắm tròn thông dụng và cách xử lý một số lỗi thường gặp với ổ khóa tay nắm tròn.

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *