Cốt thép là một loại vật liệu xây dựng có khả năng chịu lực kéo, có tính đàn hồi cao, độ dẻo lớn, chịu kéo và chịu nén tốt. Cốt thép được đặt vào bê tông chủ yếu là để chịu lực kéo thay cho bê tông, ngăn cản sự phát triển vết nứt trong bê tông, ngoài ra cũng dùng cốt thép cùng chịu nén với bê tông. Cốt thép đặt vào bê tông được tạo thành dạng lưới hoặc khung, chỗ các cốt thép giao nhau được liên kết bằng hàn hoặc buộc bằng dây thép mềm
Nên sử dụng cốt thép ở đâu?
Xem thêm: Ống tăng cột chống, phụ kiện cột chống,ống ren cột chống
Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan.
Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng kích thước hình học như nhau nhưng tính chất cơ lý khác nhau.
Cần kiểm tra thường xuyên kích thước tiết diện (đường kính cốt thép) và profile thép sao cho phù hợp với diện tích tiết diện cốt thép tính toán trong thiết kế được lấy theo tiết diện cốt thép tròn hơn
Công tác lắp dựng cốt thép
Xem thêm: Lập là coppha panel, thanh giằng coppha
- Khi lắp dựng cốt thép, các bộ phận lắp dựng trước không được gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau. Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình thi công bê tông.
- Khi đặt cốt thép và cốp pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế.
- Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và không phá hủy bê tông, thường là từ bê tông đúc sẵn có mác lớn hơn mác thiết kế.
- Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá 3mm đối với chiều dày lớp bảo vệ nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với chiều dày lớp bảo vệ lớn hơn 15mm.
Trên đây là một số chi tiết về cốt thép, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình thi công
Website: https://phukiencoppha.com.vn