Máy cưa vòng cắt sắt

Máy cưa vòng cắt sắt là một thiết bị chuyên dụng. Máy cưa vòng cắt sắt có thể cưa cắt kim loại, sắt thép, gỗ, nhựa,… Lưỡi cưa sẽ chạy theo một chiều nhất định.

Máy cưa phổ biến hiện nay

Máy cưa vòng đứng hay máy cưa đứng (Vertical band saw):

Loại máy cưa đứng này thân cưa (saw bow) đứng yên, phôi cắt sẽ được di chuyển đẩy vào lưỡi cưa trong quá trình cắt. Vì vậy thiết bị này chỉ được ứng dụng cắt các loại vật liệu nhẹ và có thể dùng để lọng những chi tiết mỏng trên gỗ hoặc kim loại.

Do dùng tay đẩy chi tiết vào lưỡi cưa nên tốc độ ăn phôi có thể không đều, thường xảy ra sốc và đứt lưỡi cưa. Vi vậy loại máy cưa đứng thường được tích hợp sẳn một bộ phận hàn lưỡi cưa bên trong máy.

Thị trường hiện nay còn có một số loại máy cưa đứng mà bàn làm việc (bàn kẹp phôi ) có thể di chuyển tự động được, tuy nhiên thường có hành trình ngắn và giá thành cao.

Máy cưa vòng đứng hay máy cưa đứng (Vertical band saw):

Máy cưa vòng ngang hay máy cưa ngang (Horziotal band saw):

Loại máy cưa ngang này thân cưa di chuyển từ trên xuống nhờ trọng lực của thân cưa (saw bow), phôi cắt được cố định trong E-tô, vì vậy nó có thể cắt được những loại vật liệu nặng, lớn …nên được ứng dụng rộng rải trong các ngành gia công kim loại.

Loại cưa này rất thông dụng và có nhiều kiểu dáng tùy theo nhu cầu và ứng dụng trong công việc gia công, thân cưa có thể nằm nghiêng tựa trên một bệ đở đồng thời củng có loại thân nằm nganh thẳng đứng tựa trên 2 trụ ben thủy lực ( loại lớn).

Máy cưa vòng ngang hay máy cưa ngang (Horziotal band saw):

Lịch sử hình thành lưỡi cưa vòng

Có lẽ lưỡi cưa vòng còn khá lạ lẫm trên thị trường Việt Nam và nó chỉ mới trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, theo lịch sử được ghi chép lại ý tưởng về lưỡi cưa vòng đã hình thành từ năm 1809 bởi một kỹ sư người Anh có tên William Newberry. Ông muốn tạo ra một vật dụng cắt vật liệu có độ chính xác cao đến từng millimet. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta vẫn chưa tận dụng hết lợi thế và thế mạnh của lưỡi cưa vòng cũng như vẫn chưa khắc phục được những nhược điểm vốn có.

Trải qua hơn 40 năm tìm tòi, khám phá và thử nghiệm không ngừng của các kỹ sư trên toàn thế giới mà đi đầu là bà Frenchwoman Anne Paulin Crepin. Bà đã thành công trong việc áp dụng một số nguyên lý về cơ khí và động lực trong quá trình sản xuất lưỡi cưa vòng. Điều đó đã giúp các kỹ sư có thể cắt vật liệu với độ chính xác tương đối.

Bạn có biết, chiếc lưỡi cưa vòng được bán ra lần đầu tiên ở thị trường Mỹ vào năm 1836. Sau đó, mặt hàng này nhanh chóng được hầu hết các xưởng gia công cơ khí mua về thử nghiệm và trở thành cơn sốt vào thời đó.

Ngày nay, lưỡi cưa vòng đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và bắt đầu chập chững bước vào thị trường Việt Nam. Tuy còn khá hạn chế về số lượng khách hàng nhưng những sản phẩm được cắt từ lưỡi cưa vòng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Lịch sử hình thành lưỡi cưa vòng

Cấu tạo máy cưa vòng

  1. Lưng lưỡi cưa
  2. Độ dày lưỡi cưa
  3. Độ rộng lưỡi cưa
  4. Răng cưa
  5. Khoảng cách giữa các răng
  6. Bước răng – số răng trên mỗi inch
  7. Mặt bụng răng
  8. Độ sâu bụng răng
  9. Mặt trước răng
  10. Mặt lưng răng
  11. Góc nghiêng của răng
  12. Đầu răng

Cách lựa chọn lưỡi cưa

Dù bề ngoài trông như một tấm kim loại mỏng viền răng cưa, một lưỡi cưa vòng đạt chất lượng thực chất là một loại dụng cụ cắt phức tạp. Khả năng cắt xuyên qua kim loại cứng, qua vật liệu composite, qua nhựa và qua gỗ một cách hiệu quả của lưỡi cưa phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương quan lẫn nhau như thiết kế, độ rộng và dạng răng lưỡi cưa thiết kế và sức chứa của hầu răng để đảm bảo mùn cưa được loại bỏ hiệu quả; thành phần của dây hỗ trợ; và độ dày của lưỡi cưa. Các tiêu chí này cần được xem xét cẩn thận để bạn có thể lựa chọn lưỡi cưa chính xác, phù hợp yêu cầu sử dụng.

  1. Lưng lưỡi cưa Phần thân lưỡi cưa không bao gồm răng cưa
  2. Bề dày Độ dày của lưỡi cưa
  3. Độ rộng Khoảng cách từ đầu răng cưa đến hết lưng lưỡi cưa
  4. Độ mở răng Độ cong của răng về bên phải hoặc bên trái
  5. Răng Phần dùng để cắt của lưỡi cưa
  6. Độ rộng răng Khoảng cách giữa hai đầu răng
  7. Bước răng Số lượng răng trên mỗi inch đo theo bụng răng
  8. Bụng răng Mặt cong của răng
  9. Độ sâu bụng răng Khoảng cách từ đầu răng đến điểm thấp nhất bụng răng
  10. Mặt trước răng Bề mặt răng nơi tạo ra mùn cưa
  11. Mặt lưng răng Mặt sau của răng, đối diện với mặt trước
  12. Góc nghiêng của răng Góc hợp bởi mặt trước răng và đường thẳng vuông góc hướng cắt của lưỡi cưa
Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU BÁO GIÁ