Máy in 3D là gì? Thực ra loại máy này không qua phức tạp như bạn nghĩ. Đơn giản hơn thì đây được xem là một quá trình sản xuất các chất liệu. Như: nhựa, kim loại hay bất kỳ thức gì theo phương pháp xếp từng lớp với nhau để tạo nên một vật thể 3 chiều. Nguyên tắc của hoạt động như các hệ thống máy chụp CT hoặc cộng hưởng từ ( MRI). Các thiết bị này có khả năng quét và chụp cắt lớp bất kỳ bộ phận và sau đó tạo nên 1 hình ảnh 3 chiều.
máy in 3D là gì?
Xem thêm: Cách vẽ Parabol
Bạn đã biết in giấy thông thường rồi đúng không? Nó là in 2D. Tức là hình ảnh được hiển thị trên 1 trang giấy, tạm gọi là 1 lớp (layer). Trong khi đó, in 3D là phương pháp phân tách mô hình 3D thành các lớp (layer) xếp chồng lên nhau. Được thực hiện thông qua các máy in 3D chuyên dụng, còn những “lớp giấy” kia chính làm bằng chất liệu nhựa, resin, hoặc kim loại tùy theo từng loại công nghệ in 3D riêng.
Ai sáng tạo ra in 3D?
Xem thêm: Công suất của 1 tấm pin năng lượng mặt trời
IN 3D được đề xuất đầu tiên bởi tiến sỹ Kodama năm 1980. Charles Hull trở thành người đầu tiên đăng ký thành công bản quyền IN 3D, và thành lập công ty in 3D danh tiếng Systems Corporation.
In 3D dù có tuổi đời hơn 3 thập kỷ, nhưng chỉ chính thức bùng nổ vào 2009, sau khi bản quyền in 3D FDM hết hạn! Để biết về lịch sử sáng tạo và phát triển nên công nghệ in 3D, mời bạn đọc bài viết: Tóm tắt Lược sử in 3D trong 1 trang giấy.
Công nghệ in 3D có mới không?
Nghe có vẻ khó tin nhưng công nghệ in 3D đã được phát triển và ứng dụng vào thực tế từ những năm 1980 bởi Charles Hull (người sáng lập công ty in 3D danh tiếng Systems Corporation). Tuy nhiên, thời điểm đó giá thành để sản xuất một máy in 3D rất đắt, khoảng 100.000 USD, thậm chí là 400.000 USD. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua và sự phổ biến của công nghệ này.
Sau một thời gian phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, in 3D dần dần được phổ biến và giảm giá thành. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp rất nhiều đồ dùng trong cuộc sống sử dụng công nghệ in 3D như đồ chơi trẻ em, chi tiết máy móc, ốp lưng điện thoại, răng giả… với giá bán rất rẻ và cạnh tranh.
Máy in 3D banlinhkien
Máy in 3D banlinhkien là loại máy in sử dụng nhiều loại linh kiện khác nhau. Nhưng chúng vẫn đảm bảo vận hành tốt. Và tiết kiệm chi phí cho người mua.
Các linh kiện thường sử dụng
– 1 Board Printer : đây là board mạch vi điều khiển chính của máy in 3D.
– 1 màn hình LCD : Đây là màn hình hiển thị trạng thái của máy in và có tích hợp in qua thẻ nhớ SD.
– 4 Step driver : Đây là bộ phận điều khiển các động cơ bước. Mạch này sẽ nhận tín hiệu từ vi điều khiển (Arduino Mega) thông qua board mạch Ramp 1.4 và sẽ tạo xung để điều khiển động cơ.
– 3 Công tắc hành trình: Một máy in 3D cần có tối thiểu 3 công tắc hành trình. Để xác định điện home của máy in đó là trục X, Y và Z
– 1 Nguồn 12V – 30A: Máy in cần nguồn 12V nhưng ít nhất phải là 20A. Nên sử dụng nguồn 30A cho hiệu quả công suất cao hơn vì quá trình in làm nóng đầu phun.
– 1 công tắc nguồn
– 1 đuôi AC
Máy in 3D giá bao nhiêu?
Máy in 3D giá bao nhiêu? đang được nhiều người quan tâm đến, dưới đây là 1 số mức giá máy in 3D phổ biến
Máy in 3D cá nhân (giá rẻ): Mức giá dưới 2.000$. Một số loại được chào bán với giá chỉ 800$. Hoặc nếu có khả năng, bạn hãy tìm mua linh kiện về tự lắp ráp một chiếc máy in 3D.
Máy in 3D tầm trung: Những máy có giá tầm 2.000- 10.000$. Được dùng trong các cơ sở thiết kế in 3D. Kinh doanh dịch vụ tạo mẫu nhanh-in 3d giá rẻ và quy mô sản xuất khuôn mẫu nhỏ.
Máy in 3D cao cấp: Được các công ty sản xuất dày dép, thời trang và khuôn mẫu đặt mua và đảm bảo chu trình sản xuất khép kín. Từ thiết kế 3D->in thử->Kiểm tra->Thay đổi thiết kế->Sản xuất… Mức gia thường trên 10.000$. Chúng phụ thuộc vào các tính năng mở rộng và độ chính xác mẫu in, thời gian tạo mẫu nhanh… Chẳng hạn như máy in 3D màu trung thực (full color) hoặc máy in 3D kim loại thì giá sẽ cao hơn rất nhiều.
Website: https://phukiencoppha.com.vn