Cách vẽ Parabol

Cách vẽ Parabol đồ thị hàm số tuy khó nhưng cũng rất dễ khi ta biết cách vẽ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể vẽ được đồ thị hàm số bằng Parabol dễ dàng nhất nhé.

Cách vẽ parabol

Để ý các vẽ parabol có hai nhánh, ta thực hiện vẽ lần lượt trên từng nhánh parabol một. Xác định các tọa độ dựa vào hàm đồ thị, tối thiểu là 3 điểm. Càng nhiều điểm thì vẽ càng chính xác. Xoay thước theo chiều tự nhiên của thước đi qua tất cả các điểm tọa độ trên. Và tránh tình trạng phần gốc tọa độ quá nhọn không tự nhiên. Gợi ý: đối với hàm số là phân số thì dùng phần đầu lớn của thước để vẽ. Còn hàm số bình thường thì dùng đầu nhỏ để vẽ. Sau khi vẽ xong một nhánh, xác định tọa độ của nhánh bên kia rồi lật thước lại vẽ như nhánh đầu tiên. Cách vẽ tương tự đối với hình hyperbol.

cách vẽ parabol

Parabol là gì?

Để hiểu thêm Parabol là gì? chúng ta cùng tìm hiểu gợi ý dưới đây nhé.

Cho một điểm F cố định và một đường thẳng Δ cố định không đi qua F.

Thì đường parabol là tập hợp tất cả các điểm M cách đều F và Δ.

Điểm F được gọi là tiêu điểm của parabol.

Đường thẳng Δ được gọi là đường chuẩn của parabol.

Khoảng cách từ F đến Δ được gọi là tham số tiêu của parabol.

Vậy một đường parabol là một tập hợp các điểm trên mặt phẳng.

Và cách đều một điểm cho trước (tiêu điểm) và một đường thẳng cho trước (đường chuẩn).

Parabol lớp 9

Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số

Bước 2: Lập bảng giá trị ( thường thì từ 5 đến 7 giá trị ) tương ứng giữa x và y

Bước 3: Vẽ đồ thị và kết luận.

Parabol lớp 10

Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số D=R

  • I (-b/2a; f(-b/2a)). f(-b/2a) = -Δ/4a

Bước 2: Tìm trục đối xứng  x = -b/2a

Bước 3: Lập bảng biến thiên xét dấu

a > 0

 

 

 

a < 0

 

 

 

Bước 4: Lập bảng giá trị

Bước 5: Vẽ đồ thị và kết luận

  • Đồ thị hàm số ax 2 + bx + c là một đường parabol (P) có: Đỉnh I (-b/2a; f(-b/2a)).
  • Trục đối xứng : x = -b/2a. Parabol (P) quay bề lõm lên trên nếu a > 0, parabol (P) quay bề lõm xuống dưới nếu a < 0.

Thước kẻ parabol

Thước kẻ parabol là những thiết bị dạy học tích cực, tích hợp được nhiều công cụ chức năng. Thể hiện được tính chất, đặc điểm và mối quan hệ hàm số ( của 5 dạng hàm số cơ bản gồm hàm đa thức bậc 2,3,4, hàm hypecbol), có thể vận dụng để vẽ diễn tả nhiều dạng đường cong trong các môn khoa học tự nhiên như Vật lý, Sinh học,…

Thước kẻ parabol đã có sự tổng hợp lồng ghép của các phương thức tư duy chia nhỏ và phương thức tư duy phân bổ hệ số của biến x2, nhằm giảm sự sai lệch khi vẽ đồ thị của hàm số có tham số khác với đường cong đồ thị mẫu một cách tối ưu nhất. Có sự kết hợp đúng đắn giữa cái cụ thể với cái trừu tượng, giữa tư duy trực giác hình học với tư duy toán học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vẽ đồ thị  trên giấy được nhanh, nét vẽ đẹp và chuẩn xác.

Thước Parabol lớn

Thước Parabol lớn có cấu tạo là một tấm nhựa phẳng, mỏng, dẻo, trong suốt màu cam, chuyên dùng để vẽ đồ thị Parabol và Hypecbol của các hàm đa thức bậc 2,3,4 và hàm hypecbol.

Thước Parabol lớn có cấu tạo biên dạng cạnh thước và lỗ thủng trên thước được tích hợp gồm 7 đường cong mẫu. Trong đó 5 đường cong parabol có hệ số a của biến x2 có giá trị (0,5; 1,0; 2,0; 4,0; 8,0) và 2 đường cong Hypecbol. Hai đường cong mẫu y= x2 và y = 2×2 (có một nhánh, nhánh còn lại có thể vẽ đối xứng qua vạch trục đối xứng). Đây là 7 đường cong có tính phổ biến nhất và được phân bổ đều trong khoảng hệ số a của biến x2 từ (0,25 -10).

Thước vẽ parabol cho học sinh

Thước vẽ parabol cho học sinh giúp tạo ra các hình vẽ, đồ thị có tính chuẩn mực cao, trực quan và hấp dẫn. Thông qua đó, học sinh dễ dàng quan sát. Nhận biết được các mối quan hệ đích thực giữa các tham số của đối tượng. Từ đó học sinh có thể đo đạc, quan sát, phân tích, suy đoán bằng đường đồ thị , để thể hiện các phương án, giải quyết vấn đề của mình một cách tích cực.

Thước kẻ parabol  cho học sinh là công cụ đơn giản, rẻ tiền, tiện dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học.  Sử dụng CCHT hàng ngày bằng các giác quan: mắt “ thấy” , tay “ làm” sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên, dần dần hình thành được thói quen tư duy. 

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *