Ren dùng để làm gì?

Ren dùng để làm gì? Ren dùng để lắp ghép nối chi tiết hay truyền lực cho nhau. Ren tên tiếng Anh Thread được hình thành khi một tiết diện phẳng. Có chuyển động tựa trên đường xoắn ốc trụ hay đường xoắn ốc nón, tiết diện này phải chứa trục của mặt trụ hay mặt nón và có thể có hình tam giác, thang, vuông, thân khai, tròn với các công dụng khác nhau. Sự hình thành đường xoắn ốc trụ được trình bày như

Ren là một thành phần quan trọng để sản xuất các loại vật liệu phụ trợ như thanh ren, ty ren treo ống, đai treo ống…và các vật liệu công nghiệp khác. Sử dụng mối ghép ren giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn đồng thời giúp bảo vệ vật liệu và việc sửa chữa được thuận lợi nhất.

Tìm hiểu về ren

Sự hình thành ren: Ren hình thành bằng chuyển động xoắn ốc. Một điểm chuyển động đều trên một đường sinh. Khi đường sinh quay tròn đều quanh một trục sẽ tạo thành một quỹ đạo là đường xoắn ốc.

  • Khoảng cách di chuyển của điểm chuyển động trên đường sinh. Khi đường sinh đó quay được một vòng gọi là bước xoắn (Ph).
  • Ren hình thành trên bề mặt của trục gọi là ren ngoài. Ren hình thành trong lỗ gọi là ren trong.

  • Bước ren là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau, kí hiệu là
  • Nếu ren có nhiều đường xoắn ốc (đầu mối) thì bước ren P bằng bước xoắn Ph chia cho số đầu mối n.
  • Phân biệt ren trái và ren phải:
  • Khi vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về phía trước thì ren có hướng xoắn phải  (ren phải)
  • Khi vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về phía sau thì ren có hướng xoắn trái (ren trái)

Phân loại một số loại ren thường gặp

Trong kỹ thuật, người ta thường dùng nhiều loại ren khác nhau, để lắp ghép ta dùng ren hệ mét, ren Anh, ren ống …, để truyền lực dùng ren hình vuông, ren hình thang … Sau đây là một số loại ren tiêu chuẩn thường dùng, các yếu tố cơ bản của nó và cách vẽ quy ước định trong các tiêu chuẩn nhà nước.

Ren hệ mét

Ren hệ mét được dùng rộng rãi trong các mối ghép, prôfin của ren hệ mét là tam giác đều, góc đỉnh ren bằng 60 độ. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ. Xác định đường kính, bước ren và các kích thước cơ bản của ren hệ mét TCVN 2248_78

Bước ren của ren hệ mét được phân thành hai loại là bước ren thô và bước ren mịn, trong đó bước ren thô được ưu tiên dùng cho những mỗi ghép thông thường.

(*) Ren bước nhỏ có các kích thước d1, D1, d2, D2, d3 khác với kích thước đã cho trong bảng này

Ren ống

Ren ống dùng trong mối ghép đường ống, prôfin của ren ống có hình tam giác cân, góc đỉnh bằng 550. Kích thước ren ống dùng inch làm đơn vị, ký hiệu bằng ” (1 inch = 25,4 mm)

Ren ống trụ ký hiệu là G được quy định trong TCVN 4681–89.

Ren ống côn ngoài có kí hiệu là R được qui định trong TCVN 4681–89. Ren ống côn trong có kí hiệu là Rc

Ren hình thang

Prôfin ren hình thang là một hình thang cân, góc ở đỉnh là 30 độ, dùng đơn vị đo là mm,ký hiệu là Tr. Các kích thước của ren hình thang một đầu mối được quy định trong TCVN 2254 –2008. Đối với ren hình thang nhiều đầu mối được quy định trong TCVN 2255–2008.


Ren tựa (ren răng cưa)

Prôfin ren có dạng hình thang ký hiệu là S, góc đỉnh ren bằng 30o. Kích thước cơ bản của ren được quy định theo TCVN 3777–1983. Ngoài ra ta còn gặp một vài loại ren không tiêu chuẩn như ren vuông, ký hiệu là Sq….

Ren tròn

Prôfin ren là một cung tròn, đơn vị đo là mm, ký hiệu là Rd. Các kích thước của chúng được quy định trong TCVN 2256–77. Ren tròn được dùng cho các chi tiết có vỏ mỏng.

 

Ren hình vuông

Ngoài ra do yêu cầu sử dụng người ta còn dùng các loại ren không tiêu chuẩn như ren hình vuông có prôfin là hình vuông, hoặc ren hình chữ nhật có prôfin là hình chữ nhật.

Chế tạo ren

  • Ren ngoài: Khi sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ. Người ta gia công ren hoàn chỉnh trên máy tiện hoặc gia công thô trên máy tiện. Sau đó gia công tinh bằng bàn ren. Khi sản xuất loạt lớn dùng phương pháp lăn hoặc cán ren.

  • Ren lỗ: Dùng dao tiện hoặc ta rô để chế tạo ren lỗ sau khi đã khoan lỗ.
  • Khi gia công ren, luôn có một đoạn ngắn ở cuối chiều dài ren. Mà trên đó chiều sâu ren giảm dần do quá trình rút dao ra khỏi phôi. Hoặc do phần côn trên tarô, bàn ren để lại. Đoạn ren đó gọi là đoạn ren cạn. Để khắc phục nhược điểm đó. Người ta tạo một rãnh ở cuối chiều dài ren gọi là rãnh thoát dao.
  • Để giúp cho các dụng cụ cắt ren khi bắt đầu cắt ren dễ dàng ăn sâu vào phôi. Cũng như khi lắp ghép các chi tiết ren với nhau dễ hơn. Tại mặt đầu mút của ren người ta thường vát côn 45 độ. Mặt côn đó gọi là mép vát ren

Kiểm tra ren

Để kiểm tra bước ren, người ta dùng cữ đo ren. Để kiểm tra đường kính đỉnh ren người ta dùng thước cặp. Kiểm tra tổng hợp tất cả các yếu tố của ren (bước ren, chiều sâu ren, đường kính đỉnh ren) người ta dùng Calip ren.

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *