Robot công nghiệp là gì

Robot công nghiệp là gì? Robot là một loại máy có thể thực hiện công việc một cách tự động. Bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot công nghiệp được lập trình sẵn theo một trình tự nhất định. Và sử dụng mục đích phục vụ công việc lắp ráp, sản xuất hoặc chế biến sản phẩm. Robot hỗ trợ rất nhiều cho con người. Đặc biệt là trong những môi trường khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm. Robot công nghiệp có tính chính xác cao, và hiệu quả vượt trội so với sản xuất thủ công.

Ta đã hiểu được robot công nghiệp là gì, giờ ta sẽ tìm hiểu về các tiêu chuẩn robot công nghiệp

Các tiêu chuẩn robot công nghiệp

Ngoài định nghĩa trên thì Robot công nghiệp có thể được định nghĩa theo một số tiêu chuẩn sau:

  • Theo tiêu chuẩn RIA của Mỹ (Robot institute of America):

Robot là một tay máy vạn năng có thể lặp lại các chương trình. Được thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết, dụng cụ, hoặc các thiết bị chuyên dùng. Thông qua các chương trình chuyển động có thể thay đổi để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.

  • Theo tiêu chuẩn AFNOR của Pháp:

Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển động tự động có thể lập trình. Lặp lại các chương trình, tổng hợp các chương trình đặt ra trên các trục tọa độ. Có khả năng định vị, định hướng, di chuyển các đối tượng vật chất như: Chi tiết, đạo cụ, gá lắp theo những hành trình thay đổi đã được chương trình hóa. Nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau

  • Theo tiêu chuẩn TOCT 25686-85 của Nga

Robot công nghiệp là tay máy có một số bậc tư do hoạt động và thiết bị điều khiển theo chương trình. Có thể tái lập trình để hoàn thành các chức năng vận động và điều khiển trong quá trình sản xuất.

Ứng dụng của robot công nghiệp

Trong Cách mạng công nghiệp 4.0 việc ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh. Là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Trên thế giới đã có nhiều nhà máy sử dụng toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa. Đưa rô-bốt vào thay thế sức lao động của con người, tạo ra các sản phẩm tốt, độ chính xác cao

Hiện nay trên thế giới, do nhu cầu sử dụng robot ngày càng nhiều trong các quá trình sản xuất phức tạp. Với mục đích góp phần nâng cao năng suất dây chuyền công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng, và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời cải thiện điều kiện lao động. Nên robot công nghiệp cần có những khả năng thích ứng tốt. Và thông minh hơn với những cấu trúc đơn giản và linh hoạt.

Các loại robot công nghiệp

  • Robot song song: Dùng trong phân loại và đóng gói sản phẩm: IRB 660 Flex Palletizer, IRB 340 FlexPicker, IRB 260 FlexPicker. Các robot này có thể gắp lần lượt các hộp vắc xin bại liệt từ băng tải. Và đặt nó vào thùng gồm 20 hộp một cách chính xác.
  • Robot sơn và phun sơn: Được ứng dụng khá nhiều trong sơn gỗ, sơn thép.
  • Robot dùng trong công nghệ ép phun nhựa: IRB 6650 của hãng ABB có thể thao tác nhanh. Dễ dàng lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ở vị trí tách khuôn, giám sát, làm sạch, điều khiển chất lượng dựa trên camera.
  • Robot gắp hàng, Robot bốc xếp hàng hóa hay Robot bốc dỡ hàng hóa: Đây là thiết bị Robot đa dạng nhất với điều khiển tự động.
  • Robot vận chuyển và đóng gói sản phẩm: Robot đóng gói và vận chuyển trong phạm vi rộng các sản phẩm khác nhau: giường đóng gói phẳng và ngăn kéo.
  • Robot hàn công nghiệp hay robot hàn tự động: phục vụ cho ngành ô tô xe máy. Với tỷ lệ hơn 70% số robot đang hoạt động, phải kể đến là robot hàn tự động Panasonic.
  • Ngoài ra, robot còn có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu như robot dịch vụ. Robot dùng trong lĩnh vực quân sự, robot di động đồng thời kết hợp với nhận dạng và điều khiển trên cơ sở xử lý những thông tin hình ảnh. Đặc biệt là kết hợp với xử lý ngôn ngữ.

Hoặc phân loại theo một số thuật ngữ.

Số lượng trục (number of axes): 

Cần có ít nhất hai trục để đi đến bất kỳ một điểm nào trên mặt phẳng. 3 trục là ít nhất để đi đến bất kỳ một điểm nào trong không gian. Để có thể điều khiển một cách toàn diện sự di chuyển ở điểm cuối của tay robot (cổ tay robot). Cần phải có thêm 3 trục nữa (xoay, dốc và trệch – roll, pitch, yaw). Một vài thiết kế (ví dụ như  robot SCARA) người ta đã đánh đổi sự giới hạn trong khả năng chuyển động. Để đạt được tính kinh tế, tốc độ và độ chính xác

Động học (kinematic): 

Sự  sắp xếp thực tế của các kết cấu cứng và các khớp trong robot quyết đinh khả năng di chuyển của robot. Robot được chia theo động học thành các  loại Robot có khớp, Robot đề các, song song và SCARA0

Tầm hoạt động (working envelope): 

Tầm không gian xa nhất mà robot có thế “với” tới.

Tải trọng (carrying capacity): 

Khối lượng mà robot có thể nâng.

Tốc độ (speed): 

Tốc độ robot di chuyển phần cuối của tay( cổ tay robot).

Độ chính xác (accuracy): 

Độ chính xác khi di chuyển đến 1 điểm bất kỳ được ra lệnh. Độ chính xác có thể khác nhau khi ở những tốc độ và vị trí khác nhau trong cùng một tầm hoạt động.

Kiểm soát di chuyển (motion control): 

Trong một số ứng dụng ví dụ như những ứng dụng gắp-đặt đơn giản. Robot chỉ di chuyển lặp đi lặp lại đơn thuần đến một số điểm đã được lập trình sẵn. Với những ứng dụng phức tạp hơn. Ví dụ như hàn hồ quang, phải có sự kiểm soát di chuyển liên tục để robot di chuyển theo các đường trong không gian.

Nguồn (power source): 

Một số robot dùng động cơ điện, một số khác dùng động cơ thủy lực. Loại dùng động cơ điện thì nhanh hơn. Robot dùng động cơ thuỷ lực thì mạnh hơn và có ưu thế hơn trong một số ứng dụng như:  Phun sơn, khi mà tia lửa điện có thể gây nổ.

Truyền động (drive): 

Một số robot kết nối động cơ với các khớp qua các thiết bị, một số khác kết nối thẳng động cơ vào các khớp.

Tại Việt Nam ứng dụng robot công nghiệp là gì?

Ở nước ta, ứng dụng của robot công nghiệp rất đa đạng. Tùy vào những nghành, công việc khác nhau mà ta có thể áp dụng những robot công nghiệp riêng biệt. Dưới đây là một số nghành trong hệ thống sản xuất mà áp dụng robot công nghiệp.

  • Công nghiệp đúc: Robot làm nhiệm vụ rót kim loại nóng chảy vào khuôn, cắt mép thừa, làm sạch vật đúc hoặc làm tăng bền vật đúc bằng cách phun cát.
  • Ngành gia công áp lực: Các quá trình hàn và nhiệt luyện thường bao gồm nhiều công việc độc hại và ở nhiệt độ cao. Điều kiện làm việc khá nặng nề, dễ gây mệt mỏi nhất là ở trong các phân xưởng rèn dập.
  • Ngành gia công và lắp ráp: robot thường được sử dụng vào những việc như tháo lắp phôi và sản phẩm. Cho các máy ra công bánh răng, máy khoan, máy tiện bán tự động.

Robot công nghiệp hiện được đánh giá là công cụ lao động của tương lai. Có khả năng chiếm đến 80% năng suất và là lực lượng sản xuất chính trong tất cả các lĩnh vực. Từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ ruộng vườn đến công xưởng, nhà máy. Và đây là thời điểm quan trọng, nhạy cảm. Để thay đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng robot công nghiệp, tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như thế giới.

Sau bài viết này chũng ta cũng hiểu một chút về robot công nghiệp là gì. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những lợi ích của chúng và đem lại trong lĩnh vực sản xuất của mình.

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *