Dầu FO là gì? Đây được gọi là dầu nhiên liệu hay có tên là dầu Mazut. Dầu FO được phân đoạn nặng thu được khi chưng cất dầu thô parafin và asphalt ở áp suất khí quyển và trong chân không. Thương thì dầu FO có điểm sôi cao hơn so với các loại dầu khác.
Vì thế các đặc trưng hoá học của dầu FO có nhiều sự thay đổi. Theo đo lường ở điều kiện môi trường trong phòng thí nghiệm : 1 lít dầu FO xấp xỉ bằng 0.832 kg. Tuy nhiên, trong thực tế do tác động của môi trường nên khoảng đó rơi trong khoảng 0.79kg đến 0.87kg.
PHÂN LOẠI DẦU FO
Xem thêm: Cách hàn que đẹp
Dầu fo rất đa dạng, dựa theo độ nhớt động học và hàm lượng lưu huỳnh để phân loại.
Trong kĩ thuật đôi khi người ta còn chia thành dầu FO nhẹ và FO nặng :
Dầu mazut loại nặng (FO nặng): là nhiên liệu đốt lò chủ yếu dùng trong công nghiệp.
Dầu mazut loại nhẹ (FO nhẹ): bao gồm cả các loại dầu giống như điêzen (DO); dầu hỏa (KO), … khi chúng được sử dụng làm nhiên liệu để đốt lò (lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc lò đốt gia đình).
STT | Tên Dầu | Độ nhớt động học ở 50 độ C | Hàm lượng lưu huỳnh(%) |
1 | FO N1 | Đến 87 | Đến 2.0 |
2 | FON2A | Từ 87 đến 180 | Đến 2.0 |
3 | FON2B | Từ 87 đến 180 | Từ 2.0 đến 3.5 |
4 | FON3 | Từ 180 đến 380 | Trên 2.0 đến 3.5 |
Tiêu chuẩn chất lượng của dầu FO
Xem thêm: Dock leveler là gì?
Vì Dầu FO là loại chất đốt gây ô nhiễm môi trường, trong dầu có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, khi đốt cháy sẽ tạo ra khí sunfuaro (SO2), một loại khí rất độc hại cho môi trường. Chính vì vậy nên tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm được ra đời.
Nhiên liệu đốt lò phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định như nhiệt trị, hàm lượng lưu huỳnh, độ nhớt, nhiệt độ bắt cháy, độ bay hơi, điểm đông đặc và điểm sương, cặn cacbon, hàm lượng tro, nước và tạp chất cơ học, …Và loại dầu fo nào đáp ứng đủ những tiêu chuẩn trên sẽ có thể được sử dụng tại Việt Nam. Với những loại dầu không đủ điều kiện sẽ được đem quay trở lại khu chế xuất. Và được chế biến thành một loại dầu khác phù hợp hơn.
Sau đây là những tiêu chuẩn để FO có thể sử dụng tại Việt Nam:
Nhiệt trị
Nhiệt trị là một trong những đặc tính quan trọng nhất, là thông tin cần thiết cho biết về hiệu suất cháy của nhiên liệu. Nhiệt trị được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D240.
Hàm lượng lưu huỳnh (S)
Đối với FO nhẹ, xu hướng ăn mòn của nhiên liệu có thể được phát hiện bằng phép thử ăn mòn tấm đồng (ASTM D130). Hàm lượng hợp chất S trong nhiên liệu FO nhẹ càng thấp càng tốt.
Đối với FO nặng, hàm lượng lưu huỳnh S thường rất cao, từ 4 đến 5%. Ở các nhà máy luyện kim, nếu dùng nhiên liệu có S cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thép. Đối với FO có hàm lượng cao thì phương pháp tiêu chuẩn để xác định S là ASTM D129.
Độ nhớt
Đối với FO nhẹ, độ nhớt ảnh hưởng nhiều đến mức độ nhiên liệu phun thành bụi sương, do đó ảnh hưởng đến mức độ cháy hết khi đốt nhiên liệu. Độ nhớt có thể được xác định bằng phương pháp xác định độ nhớt Saybolt là ASTM D88; phương pháp xác định độ nhớt động học là ASTM D445.
Đối với FO nặng, độ nhớt là một trong những đặc tính quan trọng nhất và cũng như FO nhẹ, độ nhớt cho biết điều kiện để vận chuyển, xuất, nhập, bơm chuyển nguyên liệu, ngoài ra còn chỉ ra mức độ cần gia nhiệt trước khi phun vào lò. Phương pháp xác định độ nhớt là ASTM D445.
Nhiệt độ bắt cháy
Nhiệt độ bắt cháy là tiêu chuẩn về phòng cháy nổ – chỉ ra nhiệt độ cao nhất cho phép tồn chứa và bảo quản nhiên liệu đốt lò mà không gây nguy hiểm về cháy nổ. Nhiệt độ bắt cháy được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D93 (quy trình cốc kín – Pensky Martens).
Độ bay hơi
Đối với FO nhẹ, trong các lò đốt, nhiên liệu luôn ở trạng thái sẵn sàng được kích cháy và phải duy trì được ngọn lửa ổn định, nghĩa là độ bay hơi phải luôn ổn định.
Đối với FO loại nặng, thành phần cất không được đề cập đến vì chúng là dạng cặn.
Điểm đông đặc và điểm sương
Đối với FO nhẹ, điểm sương là nhiệt độ tại đó tinh thể parafin hình thành và khi cấu trúc tinh thể được hình thành thì nhiên liệu không thể tạo thành dòng chảy. Khái niệm dùng để chỉ mức nhiệt độ thấp nhất, giới hạn cho phép để vận chuyển nhiên liệu từ bể tới lò đốt.
Đối với FO nặng, dựa vào nhiệt độ đông đặc mà lựa chọn phương pháp bơm chuyển, hệ thống gia nhiệt, hệ thống xuất nhập trong kho thích hợp. Điểm đông đặc và điểm sương được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D97.
Cặn cacbon
Có hai dạng lò đốt nhiên liệu: lò đốt bay hơi dạng khói và lò đốt dạng phun.
Trong lò đốt bay hơi dạng ống khói thì bất kỳ cặn cacbon nào tạo ra do dầu không bị phá hủy hoặc do không bay hơi hoàn toàn sẽ đóng cặn ở trong hoặc ở gần bề mặt trong của đường dẫn nhiên liệu vào và sẽ làm giảm tốc độ dòng nhiên liệu. Đặc biệt, nếu lò đốt bằng đồng thì hiệu quả cháy sẽ giảm đi rất nhiều. Phương pháp xác định cặn cacbon Condradson theo tiêu chuẩn ASTM D189 được áp dụng để xác định cặn cacbon cho FO nhẹ và FO nặng.
Hàm lượng tro
Hàm lượng tro phụ thuộc vào phẩm chất nguyên liệu và phương pháp chế biến ra nhiên liệu đó. Phương pháp xác định hàm lượng tro theo tiêu chuẩn ASTM D482.
Nước và tạp chất cơ học
Sự có mặt của nước và tạp chất cơ học làm bẩn, tắc lưới học và nhũ hóa sản phẩm, đồng thời sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển. Sự có mặt của nước dưới đáy bể dẫn đến ăn mòn bể. Hàm lượng nước được xác định theo phương pháp ASTM D95. Tạp chất cơ học được xác định theo phương pháp ASTM D473. Tổng hàm lượng nước và tạp chất cơ học được xác định theo phương pháp ASTM D1796.
Nhiệt trị của dầu FO
Khi nhắc đến Dầu FO người ta hay đề cập đến nhiệt trị. Và nếu bạn đang muốn tìm hiểu về dầu FO thì không nên bỏ qua việc tìm hiểu nhiệt trị của nó là gì?
Nhiệt trị còn được gọi là năng suất tỏa nhiệt là lượng nhiệt sinh ra khi đốt 1 đơn vị nhiên liệu. Theo quy ước về dấu thông thường, nhiệt trị có giá trị âm (tỏa nhiệt). Tuy vậy, để việc sử dụng được thuận tiện, người ta thường quy ước là nhiệt trị có giá trị dương.
Bảng nhiệt trị của dầu FO theo đánh giá của hiệp hội xăng dầu Việt Nam cũng chính là bảng tiêu chuẩn ASTM D240. Dựa vào bảng đó, chúng ta có thể biết được nhiệt lượng nó sinh ra như thế nào ở từng điều kiện môi trường được đốt.
Cách quy đổi đơn vị như sau: 1 cSt = 1 mm2/s – 1 calo = 4,1868 Jun
SO SÁNH 2 LOẠI DẦU FO VÀ FO – R
Dầu FO – R là loại dầu được điều chế từ nguyên liệu cao su phế thải như: Lốp xe, nhựa plastic, vỏ nhựa cũ của các đồ vật…. Do người Nhật chế tạo ra. Nó đem lại nhiều ưu điểm về kinh tế lẫn tính năng. Sau đây là bản so sánh 2 loại dầu này.
STT | Tiêu chí so sánh | Dầu FO | Dầu FO – R |
1 | Giá thành | Đắt hơn | Rẻ hơn |
2 | Khả năng cháy | Khó hơn | Dễ hơn |
3 | Tỷ lệ nước | Cao hơn (vì vậy khó cháy hơn) | Ít hơn |
4 | Độ ăn mòn thiết bị | Cao hơn nhiều | Thấp hơn (bởi tỷ lệ lưu huỳnh thấp) |
Ứng dụng của dầu FO
Trong thực tế, dầu FO đang được sử dụng ở Việt Nam rất nhiều.
Trước kia, người Việt chúng ta còn sử dụng chúng làm nhiên liệu đốt chiếu sáng. Đó là chiếc đèn dầu.
Ngày nay, nó là nhiên liệu đốt lò hơi cho các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp. Nhờ vào khả năng tỏa nhiệt lớn, đây chính là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất sau điện và than.
Sản phẩm của dầu fo còn có dầu diezen sử dụng làm nguyên liệu cho một số phương tiện. Nó là nhiên liệu khí đốt cho các ngành công nghiệp đặc thù. Có thể kể tên các ngành – nghề thường sử dụng đó là: Công nghiệp nồi hơi, lò nung, lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc cho các loại động cơ đốt trong của tàu biển…
Điều kiện cần để bảo quản dầu FO
Để bảo đảm an toàn thì chúng ta phải tuân theo những chỉ dẫn và điều kiện bảo quản dầu.
Dầu FO được tồn trữ ở thể lỏng trong các thiết bị chuyên dụng, các thùng chứa phải được đậy kín.
Tránh xa nguồn nhiệt và tầm với của trẻ em. Bảo quản nơi thoáng khí, tránh hiện tượng tích tụ Hydro sulfua có trong nhiên liệu. Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động phù hợp khi tiếp xúc với nhiên liệu này.
Tránh làm rơi vãi, tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển, sử dụng vì nhiên liệu sẽ gây tác hại lâu dài với môi trường. Cấm lửa, cấm hút thuốc lá, không được sử dụng các thiết bị điện xách tay, thiết bị viễn thông không đảm bảo an toàn trong khu vực tổn chứa, bơm rót dầu.
Sử dụng dầu FO tại Việt Nam
Khác với các mặt hàng khác, ở Việt Nam, dầu mazut thường được giao dịch theo hình thức bán buôn. Giá dầu mazut trên thị trường hiện nay dao động từ 18.350 – 18.750 đ/ kg tùy theo loại mặt hàng.
Hiện nay, ở Việt Nam có xu hướng sử dụng dầu mazut FO-R thay cho dầu FO thông thường bởi loại dầu FO-R có nhiều ưu thế hơn so với dầu FO thông thường:
Sử dụng FO – R sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Dầu FO-R hoàn toàn dễ đốt vì độ nhớt thấp và điểm chớp cháy cốc kín thấp, hàm lượng nước và tạp chất cũng rất thấp.
Độ ăn mòn thiết bị của FO cao hơn của FO – R do hàm lượng lưu huỳnh trong FO (2.0 hoặc 3.5% KL) cao hơn so với FO – R (chỉ 0.6% KL).
Dùng FO – R để làm nhiên liệu đốt cho các ngành như lò hơi, sản xuất kính, đốt rác thải, asphalt, nung gốm sứ, nấu nhôm hoặc đồng… Việc sử dụng không cần phải thay đổi thiết bị, chỉ cần cân chỉnh lại một số thông số trên đầu đốt.
Ngoài ra, bởi dầu FO và FO-R đều có cấu tạo là hydrocacbon, nên việc trộn chung không có vấn đề gì mặt hóa học. Dầu FO có tỷ trọng cao hơn nên vẫn nằm dưới, còn dầu FO-R có tỷ trọng thấp hơn nên nằm trên. Dầu FO được đốt hết thì kỹ thuật viên đốt lò sẽ giảm dần nhiệt độ xông dầu để bắt đầu chuyển sang đốt dầu FO-R.
Bài viết tham khảo:
Dầu diesel có cháy không?
Chất liệu abs là gì?
Hằng số điện môi của dầu
Website: https://phukiencoppha.com.vn