Grit là gì?

Grit là gì? Grit là độ nhám (độ sắc) của các hạt nhám, tỷ lệ các hạt cát mài mòn (abrading) trên bề mặt giấy nhám. Một trong những thành phần rất quan trọng của giấy nhám. Khi nói về giấy nhám “grit” là một tham chiếu đến số lượng của các hạt mài mòn trên mỗi inch của giấy nhám. Hiện nay trên thị trường, để phân loại giấy nhám thì người ta cũng dựa vào độ nhám này.

Trong tiếng Anh grit có nghĩa Hạt cát, hạt sỏi, sạn cát, sạn sỏi. 

Đối với bất kỳ loại giấy nhám nào. Dù là giấy nhám tờ, giấy nhám xếp hay giấy nhám cuộn…. Và là sản phẩm đến từ bất kỳ thương hiệu nào thì nếu sở hữu độ grit càng cao. Mật độ của các hạt chà nhám trên bề mặt càng dày, độ ma sát đạt được. Vì thế rất cao. Do đó cho khả năng mài mòn càng tốt, tốc độ mài mòn càng nhanh.

Tuy nhiên, đối với khách hàng thì khi chọn mua giấy nhám cần nhớ rằng. Không phải cứ sản phẩm có độ grit cao thì sẽ mang lại hiệu quả công việc cao, và cũng không nhất thiết phải ưu tiên lựa chọn loại có độ grit cao. Điều này còn tùy thuộc vào yêu cầu của công việc, đặc điểm bề mặt cần chà nhám và đặc biệt là công đoạn sử dụng. Dựa trên các điều kiện này, chúng ta sẽ biết nên chọn loại có độ grit bao nhiêu để vừa đảm bảo hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí.

Ký hiệu về độ nhám trên giấy nhám

Để ký hiệu cho grit trên sản phẩm thì các nhà sản xuất thường sử dụng ký hiệu A hoặc P. Tuy nhiên ký hiệu này ở mỗi thị trường là không giống nhau.

P: thường là ký hiệu được sử dụng cho các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu (FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)

FEPA is the European Federation of Abrasives Producers
FEPA is the European Federation of Abrasives Producers

A: là ký hiệu thường được sử dụng cho các loại giấy nhám được sản xuất theo các tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization).

 

Cũng cần phải lưu ý thêm rằng, ký hiệu A và P ở đây không phải là độ nhám của duy nhất 1 hạt nhám. Mà là ký hiệu, biểu trưng cho kích thước trung bình, độ nhám của một tổ hợp hạt nhám. Hiện có rất nhiều loại hạt nhám khác nhau: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỉ lệ % cho phép các hạt này sẽ được hiệp hội quy định.

Các loại hạt nhám

Để sản xuất giấy nhám thì người ta có rất nhiều lựa chọn về các hạt nhám. Trong đó có thể kể tới một số loại phổ biến như:

  • Glasspaper: Đây là các hạt nhám đá lửa, thông thường có màu vàng nhạt. Ưu điểm của nó là có trọng lượng nhẹ và có thể tự phân hủy một cách dễ dàng trong tự nhiên.
  • Garnet: phổ biến nhất chính là màu đỏ, và thường được sử dụng cho các loại giấy nhám trong ngành sản xuất gỗ. Thích hợp cho công đoạn chà nhám hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
  • Nhôm Oxide: cùng là một loại được sử dung rất phổ biến trong ngành sản xuất đồ gỗ. Nếu so với Garnet thì Nhôm Oxide có độ bền cao hơn. Tuy nhiên hiệu quả chà nhám thì không sánh bằng.

Hi vọng một vài chia sẻ trên đây giúp các bạn hiểu rõ hơn Grit là gì?. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ.

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *