Xilanh thuỷ lực

Xilanh thuỷ lực được xem là một bộ phận chính của hệ thống truyền độ và tự động thuỷ lực. Chúng được xem như là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thuỷ lực. Chúng dùng để chuyền tải một vật bất kỳ từ vị trí này sang vị trí khác. Nâng hạ một sản phẩm như đập thuỷ điện, tạo lực ép cho máy ép,…

Nguyên lý hoạt động của Xilanh thuỷ lực

Xilanh thủy lực có cấu tạo chính gồm ống xilanh hình trụ và piston. Dầu thủy lực sẽ được truyền năng lượng nhờ bơm thủy lực, qua van phân phối, vào buồng trái hoặc phải của xi lanh. Áp suất dầu sẽ tác dụng lực lên piston làm xilanh chuyển động, đồng thời, biến đổi áp năng dầu thủy lực thành lực tác dụng đầu cần.

Nhờ có van mà dầu thủy lực có thể linh hoạt được bơm vào khoang trái hay khoang phải làm xilanh tiến hay lùi.

Nguyên lý hoạt động của Xilanh thuỷ lực

Cấu tạo của Xilanh thuỷ lực

Nhiều người vẫn còn mơ hồ về cấu tạo của xilanh cũng như cách vận hành của nó. Để vận hành xilanh thủy lực một cách chuyên nghiệp. Tăng hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của xilanh, chúng ta cần nắm vững cấu tạo cũng như cách thức làm việc của nó.

1, 10: Thân và ắc phía đầu cần xilanh.

2: Vú mỡ

8: Vít khóa.

9: Bạc đạn tự xoay (bạc đạn nhào)

6, 7, 11, 12: Bích của xilanh thủy lực phía không cần, gồm các lỗ gắn ống cấp dầu, giảm chấn, phốt làm kín giữa thân xilanh và bích bu lông.

4, 5, 19, 20: Mặt bích phần đầu cần xilanh thủy lực gồm phốt làm kín giữa cần piston và phần ắc có cần, bạc lót dẫn hướng, lỗ vào ống dầu.

13,14,15,16: Piston – đây là bộ phận chính của xilanh thủy lực để ngăn cách giữa hai khoang có áp và không áp. Bao gồm thân piston và các phốt bằng cao su vừa chịu áp suất vừa làm kín cả hai chiều với vỏ xilanh. Lót giữa hai phốt bằng vật liệu chịu mòn. Thường thì chiều dài nhỏ nhất của thân piston sẽ lớn hơn 2/3 kích thước đường kính trong lòng xilanh.

21:  Cần Piston được làm thừ thép crom, được luyện cứng, bề mặt được mài tròn, mạ một lớp crom chống rỉ.

18: Vỏ ngoài xilanh thủy lực, thường được chế tạo bằng thép hợp kim dẻo và bền, chịu được mài mòn và nhiệt độ.

Cấu tạo của Xilanh thuỷ lực

Xi lanh thuỷ lực 2 chiều

Xi lanh thuỷ lực 2 chiều là loại xi lanh có thể tạo ra lực cả hai phía: Khi cán xi lanh thò ra và cả khi nó thụt vào vỏ xi lanh. Kết cấu bên trong của xi lanh loại này phức tạp hơn xi lanh một chiều. Và điều dễ nhận thấy là trên thân nó phải có hai đường cấp dầu. Khác biệt lớn nữa là hệ thống thủy lực dùng xi lanh hai chiều phải có van đổi hướng để có thể điều khiển được xi lanh. 

Xi lanh cán đơn:

Xi lanh cán đơn là loại xi lanh có một đoạn cán được gắn chặt, cùng chuyển động với piston. Đây là loại được sử dụng phổ biến và có các ứng dụng rộng rãi. Phần lớn nó có kết cấu để cán xi lanh thò ra ở một phía của xi lanh. Khi một phía cán xi lanh thò ra thì cán phía bên kia sẽ thụt vào trong vỏ xi lanh.

Loại này chỉ có thể tạo ra một khoảng chuyển động nhỏ hơn chiều dài toàn thể của xi lanh, có nghĩa là khoảng làm việc của nó bị giới hạn bởi chiều dài của cán xi lanh.

Xi lanh nhiều tầng:

Xi lanh nhiều tầng là xi lanh thường có 2 tầng trở lên, loại này có khi khi lên đến 6 tầng. Loại này gồm một vỏ xi lanh và nhiều ống được xếp lồng với nhau làm cho xi lanh có thể duỗi dài hơn rất nhiều kích thước cơ sở của xi lanh khi rút hết cán vào trong.

Vì vậy, tạo ra khả năng thiết kế các chi tiết, kết cấu máy nhỏ gọn hơn rất nhiều. Vì thiết kế đặc biệt nên loại này lại có giá thành cao hơn nhiều so với xi lanh đơn thông thường.

 

Ưu nhược điểm của Xilanh thuỷ lực

Ưu điểm:

Hoạt động với độ tin cậy cao, đòi hỏi ít về chăm sóc bảo dưỡng.

Có thể giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực.

Có thể sử dụng vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh như trong trường hợp cơ khí hay điện.

Ưu nhược điểm của Xilanh thuỷ lực

Dễ theo dõi và quan sát bằng áp kế. Ngay cả những hệ mạch phức tạp

Thể đề phòng quá tải nhờ van an toàn

Có khả năng truyền lực mạnh và nhanh với công suất cao.

Dễ sử dụng và sửa chữa mang lại hiểu quả cao cho hoạt động

Kết cấu nhỏ gọn, kết nối giữa các thiết bị với nhau. Dễ dàng bằng việc đổi chỗ cho các mối nối ống dẫn

Mang tính ứng dụng cao trong nhiều loại máy móc công trình.

Nhược điểm:

Khi mới khởi động, nhiệt độ của hệ thống chưa ổn định. Vận tốc làm việc sẽ thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi làm ảnh hưởng đến độ chính xác điều khiển

Mất mát trong đường dẫn ống và rò rỉ bên trong các phần tử. Làm giảm hiệu suất và phạm vi ứng dụng.

Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi. Do tính nến được của dầu và tính đàn hồi của các ống dẫn đầu.

 

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *