Đồng hồ so cơ khí

Đồng hồ so tên tiếng Anh là Round type dial gauge là một loại thiết bị dùng để gắn vào đầu đo của thước đo cao chuyên đo độ thẳng. Độ đảo hướng kính của mặt trong, độ không song song của rãnh,…. Hoặc các thiết bị chuyên dụng khác để dùng trong việc kiểm tra mặt phẳng ứng dụng ở các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng,….

Không những thế, công dụng của đồng hồ so còn để có ý nghĩa so sánh các vị trí khác nhau. Hoặc các điểm chuẩn khác nhau có độ nhạy cảm cao,…

Đồng hồ so là dụng cụ đo chuẩn xác tới tận 0.01, 0.001 mm. Ngoài ra, còn có đồng hồ so điện tử còn đo chuẩn xác  hơn.

  • Đồng hồ so được sử dụng nhiều trong việc kiểm tra giá trị sai lệch của vị trí chi tiết .Và hình dạng hình học như độ côn, độ song song, độ vuông góc, độ thẳng, độ không đồng trục.
  • Bằng phương pháp so sánh đồng hồ so còn kiểm tra lại hàng loạt kích thước khi kiểm tra thực tế.

Cấu tạo đồng hồ so

Các bộ phần cấu tạo nên chiếc đồng hồ so thú vị này bao gồm: mặt số, vỏ, tay cầm, thanh đo ống dẫn hướng thanh đo, kim chỉ số vòng quay, vít hãm, kim.. và một vài bộ phận khác cấu tạo nên đồng hồ so.

Cấu tạo đồng hồ so
Cấu tạo đồng hồ so

Phân loại đồng hồ so

Để hiểu thêm về đồng hồ so là gì, thì chúng ta có thể phân loại đồng hồ so dựa vào nhiều yếu tố như: Hình thức bên ngoài, cấu tạo đồng hồ, phạm vi đo lường của đồng hồ so. Đồng hồ so chủ yếu được phân làm hai loại chính như: Đồng hồ so cơ khí và đồng hô so điện tử.

Đồng hồ so cơ khí:

Đồng hồ so loại tiêu chuẩn:

Đồng hồ so loại tiêu chuẩn thì đầu đo và trục đo không cố định một chỗ. Có thể di chuyển lên hoặc xuống. Trong đó vạch đo có chia giao động từ 0,01mm – 0,002mm. Phạm vi đo có thể đo trong phạm vi từ 0 – 1mm hoặc 1 – 5mm hoặc 1 – 10mm

Đồng hồ so loại chân què (loại chân gập hoặc đòn bẩy):

Đồng hồ so loại chân què áp dụng nguyên lý cộng hưởng đòn bẩy. Để khuếch đại được sự di chuyển của đầu đo. Trong một không gian nhỏ hẹp, mà không thể sử dụng được đồng hồ so loại tiêu chuẩn thì. Người ta có thể nghĩ ngay tới loại đồng hồ so này vì nó có đầu đo nhỏ gọn và tư thế đo có thể thay đổi linh hoạt, tự do. Để phù hợp với các góc đo khó khăn, phức tạp.

Đồng hồ so lớn (loại dài)

Khác với hai loại đồng hồ so trên, đồng hồ so loại đo lớn là đồng hồ so có phạm vi đo lớn như đúng tên gọi của nó. Phạm vi đo từ 20mm – 100mm và độ chia vạch đo từ 0.01mm.

Đồng hồ so dạng điện tử:

Các thông số kỹ thuật đều được xác định dưới dạng điện tử. Có thể áp dụng trên mọi địa hình to nhỏ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như đồng hồ so cơ khí.

Sử dụng đồng hồ so như thế nào

Khi hiểu được nguyên lý của đồng hồ so là gì. Thì ta có thể học được cách sử dụng của đồng hồ so một cách dễ dàng. Dưới đây là cách sử dụng căn bản nhất của đồng hồ so:

  • Xác định không gian thực hiện đo, chọn đồng hồ so, chọn vị trí đo, và vật đo.
  • Nếu sử dụng đồng hồ so cơ khí. Ta nên kiểm tra lại kim chỉnh đồng hồ để chắc chắn rằng đồng hồ so vẫn hoạt động tốt.
  • Khi đã xác định được vật đo. Ta gắn cố định đồng hồ so vào chúng và điều chỉnh thang đo về “0”. Điều chỉnh lại vị trí tiếp xúc của các vật cần đo và đọc số đo trên mặt đồng hồ.
  • Cách đặt đồng hồ đo: tùy thuộc vào vị trí của chi tiết đo mà ta tiến hành điều chỉnh vị trí của đồng hồ đo thích hợp. Thanh đo cần đặt vuông góc với bề mặt đo.
  • Cách đọc số: số nguyên mm được đọc theo kim chỉ số vòng trên thước nhỏ. Khi kim chỉ được 1 vạch thì thanh đo dịch chuyển 1mm. Phần trăm mm đọc theo kim chỉ trên kích thước lớn.

Ngoài ra với loại đồng hồ so điện tử thì giá trị đo được hiện thị ở dạng số trực tiếp và việc đọc giá trị đo trở nên rất đơn giản.

Các phương pháp đo khi đo bằng đồng hồ so.

Phương pháp đo so sánh:

Được sử dụng phổ biến hơn bởi những lí do sau: Do giới hạn đo của đồng hồ so nhỏ (0÷10; 0÷5; 0÷2 mm) nên khi đo chi tiết có kích thước giới hạn lớn hơn giới hạn đo của đồng hồ thì ta phải dùng phương pháp đo so sánh với mẫu.

Trong sản xuất hàng khối để tăng tốc độ đo kiểm tra người ta cũng dùng phương pháp đo so sánh.

Cách đo so sánh: Ta kẹp đồng hồ đo trên đế , điều chỉnh theo khối căn mẫu có kích thước bằng kích thước danh nghĩa của chi tiết kiểm tra. Sau đó xác định sai lệch chi tiết tính toán kích thước thực của chi tiết theo dấu và trị số sai lệch.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm sai số do điều kiện đo gây ra như: Sai số do nhiệt độ, sai số do lực đo, sai số lắp ráp, sai số chế tạo và sai số chủ quan do người quan sát.

Phương pháp đo tuyệt đối

Cho đầu đo tiếp xúc với bàn máp, chỉnh đồng hồ đo chỉ số 0 sau đó đưa chi tiết vào đo. Số chỉ đồng hồ sẽ là kích thước tuyệt đối của chi tiết

Ví dụ về một số phương pháp đo.

  • Đo Độ đảo là là hiệu số lớn nhất giữa các số chỉ thị của đồng hồ so khi chi tiết quay 1 vòng.
  • Kiểm tra độ không song song: đặt đầu đo lên chi tiết, dịch chuyển chi tiết trên bàn máp. Quan sát chỉ số của đồng hồ để xác định độ song song.

Chú ý: Phải kiểm tra độ ổn định của chỉ số đồng hồ so bằng cách nâng thanh đo. Và thả cho rơi tự do số đọc không được khác nhau quá 0,5 vạch chia.

Đồng hồ so là một vật dụng không thể thiếu được trong các ngành nghề chuyên dụng. Qua bài viết này, chúng ta có thể hiểu rõ được vận dụng khá phổ biến này. Cũng như cách thức sử dụng để tránh được những sai sót không đáng có khi sử dụng.

Mục nhập này đã được đăng trong Cơ Khí. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *